Đắk Lắk phải đi đầu trong tự cân đối ngân sách ở Tây Nguyên
22:50, ngày 08-12-2018
Chiều 08-12-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đắk Lắk. Đây là lần thứ hai trong năm nay, Thủ tướng công tác tại Đắk Lắk sau chuyến thăm và tặng quà công nhân, người lao động đầu năm.
Trước đó, tháng 6-2016, Thủ tướng và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2018 là năm kinh tế Đắk Lắk đạt mức tăng trưởng khá cao ở mức 7,82%. Đáng chú ý, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ với xu hướng tăng dần của khu vực dịch vụ. Tỉnh xây dựng và duy trì được mô hình Cà phê-Doanh nhân-Doanh nghiệp hằng tuần để lãnh đạo tỉnh trực tiếp gặp gỡ, trao đổi tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhờ tăng cường truyền thông, xúc tiến thương mại, năm 2018, Đắk Lắk đã thu hút được 60 dự án với tổng vốn đăng ký 9.300 tỷ đồng. Hoạt động du lịch của tỉnh có nhiều chuyển biến, tăng 15,5% so với năm 2017.
Cũng trong năm 2018, Đắk Lắk thu ngân sách đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,1 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,55%. Chỉ tiêu về trồng rừng đạt hơn 2.260ha, bằng 215% kế hoạch.
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo một số bộ, ngành cho rằng, tỉnh cần thu hút mạnh các nhà đầu tư về năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản. Với thế mạnh là rừng, tỉnh có thể phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn. Tỉnh có nhiều lợi thế du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng lại phát triển chưa tương xứng, chưa đạt một triệu lượt du khách.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến tiềm năng, lợi thế của Đắk Lắk với vị trí chiến lược, nhất là về quốc phòng, an ninh.
Thêm vào đó, Đắk Lắk còn là một tỉnh có quy mô diện tích lớn, đông dân, có số lượng lớn đồng bào di cư tự do đến sinh sống nhiều nhất cả nước. Đi kèm với đó là những vấn đề bất lợi, phức tạp của xã hội nhất là nạn phá rừng. Do đó, Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk cần đặc biệt quan tâm có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng;” không để một “đốm lửa” nhỏ trở thành “đám cháy.”
Bên cạnh đó, tỉnh cần cảnh giác, phòng ngừa, ngăn chặn sự phá hoại của kẻ xấu, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội và đời sống bình yên của người dân trên địa bàn.
Đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Thủ tướng cho rằng, đời sống người dân Đắk Lắk đã khá hơn, các chỉ tiêu phát triển đạt khá. Mặc dù Đắk Lắk vượt chỉ tiêu về trồng rừng nhưng Thủ tướng cho rằng tỉnh cần đặt ra chỉ tiêu với yêu cầu cao hơn nữa về vấn đề này ở địa phương, góp phần vào việc gìn giữ màu xanh Tây Nguyên.
Thủ tướng nhận xét, năm 2018, hoạt động đầu tư trên địa bàn Đắk Lắk có kết quả tốt, số doanh nghiệp thành lập mới gia tăng. Môi trường đầu tư kinh doanh có cải thiện, thành tích trong công tác xây dựng nông thôn mới được duy trì.
Cơ sở hạ tầng về du lịch của tỉnh tiếp tục được quan tâm với việc xuất hiện thêm một số khách sạn lớn. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; an ninh biên giới giữ vững, công tác đối ngoại được đảm bảo.
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm. Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ tỉnh đến cơ sở.
Nhận xét về những tồn tại, hạn chế cần khắc phục ở địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Đắk Lắk vẫn chưa khai thác hết những lợi thế sẵn có và thiếu “quả đấm thép” là cốt lõi để tạo sự lan tỏa trong phát triển. Do vậy, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ; độ che phủ rừng chưa đạt mục tiêu đề ra; còn một số vấn đề xã hội như thiếu giáo viên, tình trạng tín dụng đen.
Thủ tướng nêu hai nhiệm vụ trọng điểm mà Đắk Lắk phải thực hiện song song, đó là phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững biên cương Tổ quốc. Theo đó, tỉnh cần đưa các lợi thế của tỉnh thành hiện thực, trong đó phải quan tâm đến trồng rừng và phát triển công nghiệp chế biến gỗ.
Yêu cầu địa phương thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng đề nghị Đắk Lắk cần chú ý phát huy trực tiếp một số thế mạnh của địa phương thành hiện thực, đơn cử như mặt hàng càphê - báu vật thiên nhiên của Đắk Lắk.
Thủ tướng cho rằng, vị thế nhà xuất khẩu càphê lớn thứ hai thế giới mang lại cho Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng sức mạnh nắm giữ, điều tiết nguồn cung trên thị trường xấp xỉ 2 tỷ người dùng cà phê mỗi ngày. Việt Nam là một quốc gia quyền lực về càphê, trong đó Đắk Lắk là tỉnh trọng tâm.
Thủ tướng gợi ý nông nghiệp xanh và nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển quan trọng của Đắk Lắk và yêu cầu tỉnh “không được để sa mạc hóa vùng đất quan trọng và chiến lược này.” Đây là trung tâm cây công nghiệp chất lượng cao, chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.
Thủ tướng nêu định hướng cần giải quyết vấn đề đất đai trên tinh thần tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc tại chỗ có đất sản xuất, chấm dứt tình trạng “phát canh, thu tô.”
Nhấn mạnh đến tiềm năng văn hóa bản địa, truyền thống giàu ý chí cách mạng của người dân Đắk Lắk, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả, Thủ tướng nói và chỉ đạo cần “lấy văn hóa làm trụ cột quan trọng để phát triển bền vững Tây nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.”
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành “đều phải có chiến lược phát triển Tây Nguyên,” nhất là về giao thông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không sao cho tương xứng với yêu cầu phát triển của vùng đất này trong tương lai, khắc phục tình trạng quá tải như hiện nay.
Về phía địa phương, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu Đắk Lắk phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút mọi nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế để sớm đạt được mục tiêu tự cân đối ngân sách. Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk phải đi đầu trong nhiệm vụ tiến tới tự cân đối được ngân sách.
Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng gợi ý Đắk Lắk cần quan tâm xây dựng những mô hình mới, hiệu quả trong giảm nghèo và đem lại hiệu quả kinh tế cao như nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh. Tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư vào khâu chế biến sâu, du lịch, dịch vụ. Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk thực hiện tốt các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương; chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của tỉnh.
Giải quyết một số kiến nghị của địa phương, Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan hỗ trợ Đắk Lắk trong việc tổng kết việc thực hiện Kết luận số 60-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên./.
Năm 2018 là năm kinh tế Đắk Lắk đạt mức tăng trưởng khá cao ở mức 7,82%. Đáng chú ý, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ với xu hướng tăng dần của khu vực dịch vụ. Tỉnh xây dựng và duy trì được mô hình Cà phê-Doanh nhân-Doanh nghiệp hằng tuần để lãnh đạo tỉnh trực tiếp gặp gỡ, trao đổi tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhờ tăng cường truyền thông, xúc tiến thương mại, năm 2018, Đắk Lắk đã thu hút được 60 dự án với tổng vốn đăng ký 9.300 tỷ đồng. Hoạt động du lịch của tỉnh có nhiều chuyển biến, tăng 15,5% so với năm 2017.
Cũng trong năm 2018, Đắk Lắk thu ngân sách đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,1 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,55%. Chỉ tiêu về trồng rừng đạt hơn 2.260ha, bằng 215% kế hoạch.
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo một số bộ, ngành cho rằng, tỉnh cần thu hút mạnh các nhà đầu tư về năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản. Với thế mạnh là rừng, tỉnh có thể phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn. Tỉnh có nhiều lợi thế du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng lại phát triển chưa tương xứng, chưa đạt một triệu lượt du khách.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến tiềm năng, lợi thế của Đắk Lắk với vị trí chiến lược, nhất là về quốc phòng, an ninh.
Thêm vào đó, Đắk Lắk còn là một tỉnh có quy mô diện tích lớn, đông dân, có số lượng lớn đồng bào di cư tự do đến sinh sống nhiều nhất cả nước. Đi kèm với đó là những vấn đề bất lợi, phức tạp của xã hội nhất là nạn phá rừng. Do đó, Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk cần đặc biệt quan tâm có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng;” không để một “đốm lửa” nhỏ trở thành “đám cháy.”
Bên cạnh đó, tỉnh cần cảnh giác, phòng ngừa, ngăn chặn sự phá hoại của kẻ xấu, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội và đời sống bình yên của người dân trên địa bàn.
Đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Thủ tướng cho rằng, đời sống người dân Đắk Lắk đã khá hơn, các chỉ tiêu phát triển đạt khá. Mặc dù Đắk Lắk vượt chỉ tiêu về trồng rừng nhưng Thủ tướng cho rằng tỉnh cần đặt ra chỉ tiêu với yêu cầu cao hơn nữa về vấn đề này ở địa phương, góp phần vào việc gìn giữ màu xanh Tây Nguyên.
Thủ tướng nhận xét, năm 2018, hoạt động đầu tư trên địa bàn Đắk Lắk có kết quả tốt, số doanh nghiệp thành lập mới gia tăng. Môi trường đầu tư kinh doanh có cải thiện, thành tích trong công tác xây dựng nông thôn mới được duy trì.
Cơ sở hạ tầng về du lịch của tỉnh tiếp tục được quan tâm với việc xuất hiện thêm một số khách sạn lớn. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; an ninh biên giới giữ vững, công tác đối ngoại được đảm bảo.
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm. Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ tỉnh đến cơ sở.
Nhận xét về những tồn tại, hạn chế cần khắc phục ở địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Đắk Lắk vẫn chưa khai thác hết những lợi thế sẵn có và thiếu “quả đấm thép” là cốt lõi để tạo sự lan tỏa trong phát triển. Do vậy, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ; độ che phủ rừng chưa đạt mục tiêu đề ra; còn một số vấn đề xã hội như thiếu giáo viên, tình trạng tín dụng đen.
Thủ tướng nêu hai nhiệm vụ trọng điểm mà Đắk Lắk phải thực hiện song song, đó là phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững biên cương Tổ quốc. Theo đó, tỉnh cần đưa các lợi thế của tỉnh thành hiện thực, trong đó phải quan tâm đến trồng rừng và phát triển công nghiệp chế biến gỗ.
Yêu cầu địa phương thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng đề nghị Đắk Lắk cần chú ý phát huy trực tiếp một số thế mạnh của địa phương thành hiện thực, đơn cử như mặt hàng càphê - báu vật thiên nhiên của Đắk Lắk.
Thủ tướng cho rằng, vị thế nhà xuất khẩu càphê lớn thứ hai thế giới mang lại cho Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng sức mạnh nắm giữ, điều tiết nguồn cung trên thị trường xấp xỉ 2 tỷ người dùng cà phê mỗi ngày. Việt Nam là một quốc gia quyền lực về càphê, trong đó Đắk Lắk là tỉnh trọng tâm.
Thủ tướng gợi ý nông nghiệp xanh và nông nghiệp công nghệ cao là hướng phát triển quan trọng của Đắk Lắk và yêu cầu tỉnh “không được để sa mạc hóa vùng đất quan trọng và chiến lược này.” Đây là trung tâm cây công nghiệp chất lượng cao, chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.
Thủ tướng nêu định hướng cần giải quyết vấn đề đất đai trên tinh thần tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc tại chỗ có đất sản xuất, chấm dứt tình trạng “phát canh, thu tô.”
Nhấn mạnh đến tiềm năng văn hóa bản địa, truyền thống giàu ý chí cách mạng của người dân Đắk Lắk, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả, Thủ tướng nói và chỉ đạo cần “lấy văn hóa làm trụ cột quan trọng để phát triển bền vững Tây nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.”
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành “đều phải có chiến lược phát triển Tây Nguyên,” nhất là về giao thông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không sao cho tương xứng với yêu cầu phát triển của vùng đất này trong tương lai, khắc phục tình trạng quá tải như hiện nay.
Về phía địa phương, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu Đắk Lắk phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút mọi nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế để sớm đạt được mục tiêu tự cân đối ngân sách. Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk phải đi đầu trong nhiệm vụ tiến tới tự cân đối được ngân sách.
Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng gợi ý Đắk Lắk cần quan tâm xây dựng những mô hình mới, hiệu quả trong giảm nghèo và đem lại hiệu quả kinh tế cao như nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh. Tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư vào khâu chế biến sâu, du lịch, dịch vụ. Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk thực hiện tốt các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương; chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của tỉnh.
Giải quyết một số kiến nghị của địa phương, Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan hỗ trợ Đắk Lắk trong việc tổng kết việc thực hiện Kết luận số 60-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Campuchia  (08/12/2018)
Quy định mới của Chính phủ về xét tuyển viên chức  (08/12/2018)
Hà Nội báo cáo Đảng đoàn Quốc hội về thí điểm chính quyền đô thị  (08/12/2018)
Hà Nội báo cáo Đảng đoàn Quốc hội về thí điểm chính quyền đô thị  (08/12/2018)
Thủ tướng Campuchia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (08/12/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay