Việt - Pháp cùng thúc đẩy hợp tác, đầu tư tăng cao hơn nữa
22:22, ngày 03-11-2018
TCCSĐT - Chiều 03-11, tiếp đoàn doanh nghiệp, doanh nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Pháp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định việc đông đảo doanh nghiệp hàng đầu của Pháp sang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam là cơ hội để hai bên lắng nghe ý kiến của nhau, cùng thúc đẩy hợp tác, đầu tư của Việt - Pháp tăng cao hơn nữa.
Đoàn gần 50 doanh nghiệp, doanh nhân hàng đầu của Pháp do ông Thierry Mathou, Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Pháp làm trưởng đoàn tới tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Édouard Philippe tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết nền kinh tế của Việt Nam luôn ổn định, phát triển trong nhiều năm qua mặc dù căng thẳng thương mại trên thế giới liên tục gia tăng. Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Pháp phát triển tốt đẹp nhưng quan hệ kinh tế, thương mại vẫn còn rất khiêm tốn khi giá trị xuất nhập khẩu hai chiều mới chỉ bằng 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2017.
Trưởng đoàn Thierry Mathou bày tỏ vào đầu năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Pháp đã nhất trí tăng cường sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam và đây là lý do Thủ tướng Pháp cùng các doanh nghiệp tới Việt Nam.
“Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, y tế, công nghệ thông tin và có cả những start- up, cùng nhau mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam để hai bên cùng phát triển,” ông Thierry Mathou nói.
Đại diện nhiều doanh nghiệp của Pháp cho rằng hợp tác kinh tế hai bên còn có thể phát triển tốt hơn nữa, tin tưởng Pháp có đủ kinh nghiệm trong các lĩnh vực chống hàng giả, sở hữu trí tuệ, y tế, phát triển công nghệ số, đô thị thông minh để hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Hoan nghênh ý tưởng đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đang chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu phát triển nhanh trong các lĩnh vực để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, bảo đảm bền vững cả về kinh tế-xã hội và môi trường. Do đó, Việt Nam đã và đang cơ cấu lại mạnh mẽ nền kinh tế, chuyển từ phương thức phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lấy năng suất, chất lượng làm thước đo đánh giá.
Vừa qua, Việt Nam cũng tổng kết 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và đang có những điều chỉnh chiến lược trong thu hút dòng vốn này với trình độ hiện đại, thân thiện với môi trường, sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp Việt Nam để hình thành chuỗi sản xuất toàn cầu.
Để cải cách kinh tế hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện thể chế, trong đó có cả các biện pháp chống hàng giả, bảo vệ sở hữu trí tuệ theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,... Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Pháp ủng hộ, tác động tới chính giới Pháp sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.
“Việt Nam mong học hỏi kinh nghiệm và hợp tác với Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp của Pháp. Thành công của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam cũng chính là thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế,” Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
Cùng ngày, Bệnh viện K và Viện Curie, Cộng hòa Pháp ký kết thỏa thuận hợp tác, nhân chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Đoàn kết và Y tế (Cộng hòa Pháp).
Năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ hữu nghị ngoại giao Việt-Pháp và 25 năm ngày ký Hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác y tế.
Trong những năm qua, lĩnh vực y tế luôn được Chính phủ hai nước Việt - Pháp coi trọng, là một trong những trụ cột hợp tác chính giữa hai nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng giáo sư Agnès Buzyn - Bộ trưởng Bộ Đoàn kết và Y tế (Cộng hòa Pháp) chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.
Thỏa thuận hợp tác này sẽ mở ra một trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Bệnh viện K và Viện Curie cũng như đóng góp vào công tác phòng chống ung thư.
Nội dung chính của thỏa thuận gồm đào tạo và chia sẻ chuyên môn trong các lĩnh vực ung bướu, thiết lập các dự án chung trong nghiên cứu, đào tạo và tổ chức chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, hai bên tổ chức trao đổi thông tin, các cuộc họp nghiên cứu hoặc giảng dạy có thể được tiến hành trực tuyến (telemedicine) khi công nghệ cho phép. Những sự kiện này có thể được tổ chức tại Paris hoặc Hà Nội.
Song song với hoạt động ký kết hợp tác, hai bên cũng phối hợp tổ chức triển lãm các bức tranh lịch sử về nhà khoa học Marie Sklodowska-Curie trong khoảng thời gian từ ngày 02-11-2018 đến 09-11-2018.
Nhà khoa học Marie Sklodowska-Curie là một nhà vật lý và hóa học Ba Lan-Pháp, đã tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng phóng xạ trong y học như một phương tiện quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.
Công tác phòng chống ung thư hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với nền y học trên thế giới, không những đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chuyên môn hiện đại, cập nhật của các y bác sỹ mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người bệnh, gia đình mà còn cần sự hỗ tích cực từ xã hội, cộng đồng.
Viện Curie thành lập năm 1909 tại Paris (Pháp) là một hệ thống y tế gồm các viện nghiên cứu, trường đại học và bệnh viện lớn hàng đầu châu Âu về điều trị ung thư và là hệ thống y tế hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Viện hội tụ hơn 3.400 nhà nghiên cứu, các bác sỹ, kỹ thuật viên giỏi, với phương thức điều trị đa chuyên ngành và hướng đến cá thể hóa. Mỗi năm Viện điều trị cho hơn 14.000 người bệnh ung thư.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018 trên toàn thế giới có 18,1 triệu trường hợp mới mắc do bệnh ung thư và 9,6 triệu trường hợp tử vong do ung thư.
Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém./.
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết nền kinh tế của Việt Nam luôn ổn định, phát triển trong nhiều năm qua mặc dù căng thẳng thương mại trên thế giới liên tục gia tăng. Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Pháp phát triển tốt đẹp nhưng quan hệ kinh tế, thương mại vẫn còn rất khiêm tốn khi giá trị xuất nhập khẩu hai chiều mới chỉ bằng 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2017.
Trưởng đoàn Thierry Mathou bày tỏ vào đầu năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Pháp đã nhất trí tăng cường sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam và đây là lý do Thủ tướng Pháp cùng các doanh nghiệp tới Việt Nam.
“Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, y tế, công nghệ thông tin và có cả những start- up, cùng nhau mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam để hai bên cùng phát triển,” ông Thierry Mathou nói.
Đại diện nhiều doanh nghiệp của Pháp cho rằng hợp tác kinh tế hai bên còn có thể phát triển tốt hơn nữa, tin tưởng Pháp có đủ kinh nghiệm trong các lĩnh vực chống hàng giả, sở hữu trí tuệ, y tế, phát triển công nghệ số, đô thị thông minh để hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Hoan nghênh ý tưởng đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đang chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu phát triển nhanh trong các lĩnh vực để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, bảo đảm bền vững cả về kinh tế-xã hội và môi trường. Do đó, Việt Nam đã và đang cơ cấu lại mạnh mẽ nền kinh tế, chuyển từ phương thức phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lấy năng suất, chất lượng làm thước đo đánh giá.
Vừa qua, Việt Nam cũng tổng kết 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và đang có những điều chỉnh chiến lược trong thu hút dòng vốn này với trình độ hiện đại, thân thiện với môi trường, sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp Việt Nam để hình thành chuỗi sản xuất toàn cầu.
Để cải cách kinh tế hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện thể chế, trong đó có cả các biện pháp chống hàng giả, bảo vệ sở hữu trí tuệ theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,... Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Pháp ủng hộ, tác động tới chính giới Pháp sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.
“Việt Nam mong học hỏi kinh nghiệm và hợp tác với Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp của Pháp. Thành công của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam cũng chính là thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế,” Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
Cùng ngày, Bệnh viện K và Viện Curie, Cộng hòa Pháp ký kết thỏa thuận hợp tác, nhân chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Đoàn kết và Y tế (Cộng hòa Pháp).
Năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ hữu nghị ngoại giao Việt-Pháp và 25 năm ngày ký Hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác y tế.
Trong những năm qua, lĩnh vực y tế luôn được Chính phủ hai nước Việt - Pháp coi trọng, là một trong những trụ cột hợp tác chính giữa hai nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng giáo sư Agnès Buzyn - Bộ trưởng Bộ Đoàn kết và Y tế (Cộng hòa Pháp) chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.
Thỏa thuận hợp tác này sẽ mở ra một trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Bệnh viện K và Viện Curie cũng như đóng góp vào công tác phòng chống ung thư.
Nội dung chính của thỏa thuận gồm đào tạo và chia sẻ chuyên môn trong các lĩnh vực ung bướu, thiết lập các dự án chung trong nghiên cứu, đào tạo và tổ chức chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, hai bên tổ chức trao đổi thông tin, các cuộc họp nghiên cứu hoặc giảng dạy có thể được tiến hành trực tuyến (telemedicine) khi công nghệ cho phép. Những sự kiện này có thể được tổ chức tại Paris hoặc Hà Nội.
Song song với hoạt động ký kết hợp tác, hai bên cũng phối hợp tổ chức triển lãm các bức tranh lịch sử về nhà khoa học Marie Sklodowska-Curie trong khoảng thời gian từ ngày 02-11-2018 đến 09-11-2018.
Nhà khoa học Marie Sklodowska-Curie là một nhà vật lý và hóa học Ba Lan-Pháp, đã tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng phóng xạ trong y học như một phương tiện quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.
Công tác phòng chống ung thư hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với nền y học trên thế giới, không những đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chuyên môn hiện đại, cập nhật của các y bác sỹ mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người bệnh, gia đình mà còn cần sự hỗ tích cực từ xã hội, cộng đồng.
Viện Curie thành lập năm 1909 tại Paris (Pháp) là một hệ thống y tế gồm các viện nghiên cứu, trường đại học và bệnh viện lớn hàng đầu châu Âu về điều trị ung thư và là hệ thống y tế hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Viện hội tụ hơn 3.400 nhà nghiên cứu, các bác sỹ, kỹ thuật viên giỏi, với phương thức điều trị đa chuyên ngành và hướng đến cá thể hóa. Mỗi năm Viện điều trị cho hơn 14.000 người bệnh ung thư.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018 trên toàn thế giới có 18,1 triệu trường hợp mới mắc do bệnh ung thư và 9,6 triệu trường hợp tử vong do ung thư.
Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém./.
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm ba Thứ trưởng  (03/11/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp các học sinh, sinh viên xuất sắc  (03/11/2018)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10-2018  (03/11/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự kỷ niệm 110 năm Trường Bưởi  (03/11/2018)
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn  (03/11/2018)
Truyền thông đưa đậm về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp  (03/11/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên