Truyền thông đưa đậm về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp
22:10, ngày 03-11-2018
Ngày 02-11, truyền thông Pháp đưa tin đậm nét về ngày làm việc đầu tiên của Thủ tướng nước này Edouard Philippe trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 02 đến 04-11, trong đó nhấn mạnh vào các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các doanh nghiệp hai nước.
Các báo tại Pháp như Le Figaro, la Croix, Ouest-France, Le Point, l’Observateur và Le Télégramme, cùng các chuyên san kinh tế như Boursorama và Boursier, và các kênh truyền hình France 24 và BFMTV đồng loạt đưa tin về những hợp đồng Việt - Pháp đã được ký kết trong ngày 02-11 có tổng trị giá 10 tỷ euro. Trong số đó, quan trọng nhất là đơn đặt hàng 50 máy bay Airbus của hãng hàng không Vietjet trị giá 5,7 tỷ euro.
Theo tờ Le Figaro, Điện Matignon nhấn mạnh Pháp có thể khai thác các cơ hội từ Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á có 95 triệu dân, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm và là một thị trường tiềm năng cho hàng hóa phương Tây.
Báo này đánh giá rằng Pháp vẫn chưa thực sự tận dụng khai thác được các tiềm năng của thị trường Việt Nam. Hàng hóa Pháp mới chỉ chiếm một mức thị phần khiêm tốn tại Việt Nam, chưa đạt đến con số 1%, đứng sau Italia và chỉ bằng một nửa so với Đức. Paris luôn nhấn mạnh mong muốn loại bỏ mọi rào cản để tăng cường quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.
Bài báo nhận định trong thời gian gần đây, Việt Nam đã bắt đầu có định hướng chiến lược, tích cực với vai trò lãnh đạo trong khu vực và mở cửa với các đối tác khác ngoài các nước láng giềng.
"Trục Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" dưới sự bảo trợ của Tổng thống Emmanuel Macron hiện đang nằm trong danh sách ưu tiên ngoại giao của Hà Nội.
Các thông điệp tôn trọng luật pháp biển và tự do lưu thông hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Paris đưa ra đã tạo ra tiếng vang thuận lợi./.
Theo tờ Le Figaro, Điện Matignon nhấn mạnh Pháp có thể khai thác các cơ hội từ Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á có 95 triệu dân, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm và là một thị trường tiềm năng cho hàng hóa phương Tây.
Báo này đánh giá rằng Pháp vẫn chưa thực sự tận dụng khai thác được các tiềm năng của thị trường Việt Nam. Hàng hóa Pháp mới chỉ chiếm một mức thị phần khiêm tốn tại Việt Nam, chưa đạt đến con số 1%, đứng sau Italia và chỉ bằng một nửa so với Đức. Paris luôn nhấn mạnh mong muốn loại bỏ mọi rào cản để tăng cường quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.
Bài báo nhận định trong thời gian gần đây, Việt Nam đã bắt đầu có định hướng chiến lược, tích cực với vai trò lãnh đạo trong khu vực và mở cửa với các đối tác khác ngoài các nước láng giềng.
"Trục Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" dưới sự bảo trợ của Tổng thống Emmanuel Macron hiện đang nằm trong danh sách ưu tiên ngoại giao của Hà Nội.
Các thông điệp tôn trọng luật pháp biển và tự do lưu thông hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Paris đưa ra đã tạo ra tiếng vang thuận lợi./.
Các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính  (03/11/2018)
Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước hiện nay  (03/11/2018)
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sửa đổi, bổ sung 37 luật có quy định liên quan đến quy hoạch  (02/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Pháp Édouard Philippe  (02/11/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Pháp  (02/11/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên