Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp các học sinh, sinh viên xuất sắc
22:19, ngày 03-11-2018
Chiều 03-11, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Đoàn học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc năm học 2017 - 2018.
Cùng tham dự cuộc gặp mặt có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Chủ tịch nước; các thầy giáo, cô giáo cùng hơn 50 học sinh, sinh viên đoạt huy chương trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học, những tấm gương người tốt, việc tốt trên khắp mọi miền đất nước.
Đó là em Ngô Minh Hiếu, học sinh lớp 11A6, Trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5, Thanh Hóa, nêu tấm gương sáng về lòng nhân ái, nhiều năm cõng bạn bị khuyết tật đến trường.
Em Phạm Đức Anh, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hai lần đoạt Huy chương Vàng quốc tế môn Hóa học, vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hiện là sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội. Em Hồ Thị Chấu, dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang, là học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, hiện là sinh viên năm nhất Trường Đại học Luật Hà Nội...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về những nỗ lực cố gắng và kết quả đạt được của ngành giáo dục-đào tạo thời gian qua. Đặc biệt, trong năm học 2017 - 2018, tất cả học sinh các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt huy chương, trong đó có 13 Huy chương Vàng (năm Huy chương Vàng châu Á, tám Huy chương Vàng quốc tế), tiếp tục giữ vững và có những môn đạt thành tích cao hơn so với các năm trước.
Tiêu biểu là đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế đạt thành tích vượt trội trong số năm đoàn Việt Nam dự thi Olympic quốc tế năm 2018 và đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay với bốn học sinh dự thi đoạt ba Huy chương Vàng và một Huy chương Bạc.
Năm 2018, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 19 (APhO 2018) với 185 thí sinh của 25 nước và vùng lãnh thổ tham gia, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế về đất nước, con người và trí tuệ Việt Nam.
Những năm gần đây, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học được duy trì và đẩy mạnh ở các cơ sở giáo dục đại học. Hằng năm, tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học chiếm bình quân 10-15%; ở một số trường đại học lớn là gần 25%. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” qua 25 năm triển khai đã thực sự trở thành một sân chơi khoa học lớn và có uy tín đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Hầu hết các công trình dự thi đoạt giải được đánh giá có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn.
Trong không khí thân mật, ấm áp, các em học sinh, sinh viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tận tình dạy dỗ, đồng hành, giúp đỡ của các thày, cô giáo và bạn bè, để các em có được thành tích như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển khoa học trên thế giới, trước yêu cầu phát triển đất nước, các em nguyện hứa sẽ không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu, cố gắng hết mình tu dưỡng rèn luyện để trở thành công dân tốt, xứng đáng là người con đất Việt, có tâm, có tài để cống hiến nhiều nhất cho đất nước, quê hương, xứng đáng với niềm tin yêu, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, gia đình, thày cô và bạn bè.
Đó là em Ngô Minh Hiếu, học sinh lớp 11A6, Trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5, Thanh Hóa, nêu tấm gương sáng về lòng nhân ái, nhiều năm cõng bạn bị khuyết tật đến trường.
Em Phạm Đức Anh, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hai lần đoạt Huy chương Vàng quốc tế môn Hóa học, vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hiện là sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội. Em Hồ Thị Chấu, dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang, là học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, hiện là sinh viên năm nhất Trường Đại học Luật Hà Nội...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về những nỗ lực cố gắng và kết quả đạt được của ngành giáo dục-đào tạo thời gian qua. Đặc biệt, trong năm học 2017 - 2018, tất cả học sinh các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt huy chương, trong đó có 13 Huy chương Vàng (năm Huy chương Vàng châu Á, tám Huy chương Vàng quốc tế), tiếp tục giữ vững và có những môn đạt thành tích cao hơn so với các năm trước.
Tiêu biểu là đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế đạt thành tích vượt trội trong số năm đoàn Việt Nam dự thi Olympic quốc tế năm 2018 và đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay với bốn học sinh dự thi đoạt ba Huy chương Vàng và một Huy chương Bạc.
Năm 2018, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 19 (APhO 2018) với 185 thí sinh của 25 nước và vùng lãnh thổ tham gia, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế về đất nước, con người và trí tuệ Việt Nam.
Những năm gần đây, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học được duy trì và đẩy mạnh ở các cơ sở giáo dục đại học. Hằng năm, tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học chiếm bình quân 10-15%; ở một số trường đại học lớn là gần 25%. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” qua 25 năm triển khai đã thực sự trở thành một sân chơi khoa học lớn và có uy tín đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Hầu hết các công trình dự thi đoạt giải được đánh giá có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn.
Trong không khí thân mật, ấm áp, các em học sinh, sinh viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tận tình dạy dỗ, đồng hành, giúp đỡ của các thày, cô giáo và bạn bè, để các em có được thành tích như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển khoa học trên thế giới, trước yêu cầu phát triển đất nước, các em nguyện hứa sẽ không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu, cố gắng hết mình tu dưỡng rèn luyện để trở thành công dân tốt, xứng đáng là người con đất Việt, có tâm, có tài để cống hiến nhiều nhất cho đất nước, quê hương, xứng đáng với niềm tin yêu, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, gia đình, thày cô và bạn bè.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vui mừng chào đón các cháu học sinh, sinh viên, hoan nghênh các cháu đã nỗ lực cố gắng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học, thật thà, nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, cùng nhau vượt khó học giỏi. Ngành giáo dục và đào tạo tuy còn những hạn chế, một số việc chưa được như mong muốn, nhưng kết quả, thành tích đạt được rất đáng tự hào.
Đến nay, cả nước có 24 triệu người đi học, cứ bốn người dân có một người đi học; các trường đại học tăng về số lượng, nâng cao hơn về chất lượng; trình độ bây giờ đã khác xa ngày xưa, trường sở cũng khác trước rất nhiều. Nhiều vùng khó khăn, Hà Giang núi đá cũng có những học sinh vượt khó học giỏi, đạt thành tích xuất sắc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí mà suy thì đất nước yếu. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay, trong đó có những thành tựu, đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ xúc động trước tinh thần nỗ lực cố gắng rất cao trong học tập rèn luyện, tinh thần ham học, vượt khó học giỏi, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau của các cháu học sinh, sinh viên. Nhiều cháu mặc dù nhà nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhưng nhặt được của rơi đem trả lại người mất; có cháu kiên trì vượt khó cõng bạn đi học, kết thành đôi bạn cùng tiến...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn ngành giáo dục và đào tạo hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các cháu, cả đức, trí, thể mỹ. Trong đó, đức là gốc, là trước hết, tài là cực kỳ quan trọng, không có tài làm sao xây dựng, phát triển được đất nước. Ngày xưa, cha ông ta đã từng nói, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, cho nên phải hết sức chú ý, tiên học lễ hậu học văn, đào tạo hiền tài cho đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước căn dặn, đức bao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốc gia dân tộc; phải học ăn nói, học gói, học mở, học để làm người, rồi mới làm cán bộ, làm việc. Trong điều kiện đất nước mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần quan tâm nâng cao thể lực cho các cháu, chú ý đào tạo cả đức, trí, thể, mỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn, ngành Giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, như Bác Hồ căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi gắm, mong muốn các thày giáo, cô giáo tiếp tục cống hiến tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, chăm lo vun trồng những thế hệ mầm non của đất nước./.
Đến nay, cả nước có 24 triệu người đi học, cứ bốn người dân có một người đi học; các trường đại học tăng về số lượng, nâng cao hơn về chất lượng; trình độ bây giờ đã khác xa ngày xưa, trường sở cũng khác trước rất nhiều. Nhiều vùng khó khăn, Hà Giang núi đá cũng có những học sinh vượt khó học giỏi, đạt thành tích xuất sắc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí mà suy thì đất nước yếu. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay, trong đó có những thành tựu, đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ xúc động trước tinh thần nỗ lực cố gắng rất cao trong học tập rèn luyện, tinh thần ham học, vượt khó học giỏi, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau của các cháu học sinh, sinh viên. Nhiều cháu mặc dù nhà nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhưng nhặt được của rơi đem trả lại người mất; có cháu kiên trì vượt khó cõng bạn đi học, kết thành đôi bạn cùng tiến...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn ngành giáo dục và đào tạo hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các cháu, cả đức, trí, thể mỹ. Trong đó, đức là gốc, là trước hết, tài là cực kỳ quan trọng, không có tài làm sao xây dựng, phát triển được đất nước. Ngày xưa, cha ông ta đã từng nói, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, cho nên phải hết sức chú ý, tiên học lễ hậu học văn, đào tạo hiền tài cho đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước căn dặn, đức bao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốc gia dân tộc; phải học ăn nói, học gói, học mở, học để làm người, rồi mới làm cán bộ, làm việc. Trong điều kiện đất nước mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần quan tâm nâng cao thể lực cho các cháu, chú ý đào tạo cả đức, trí, thể, mỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn, ngành Giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, như Bác Hồ căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi gắm, mong muốn các thày giáo, cô giáo tiếp tục cống hiến tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, chăm lo vun trồng những thế hệ mầm non của đất nước./.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10-2018  (03/11/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự kỷ niệm 110 năm Trường Bưởi  (03/11/2018)
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn  (03/11/2018)
Truyền thông đưa đậm về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp  (03/11/2018)
Các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính  (03/11/2018)
Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước hiện nay  (03/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển