Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10-2018
Như thông lệ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin một số nội dung chủ yếu của Phiên họp Chính phủ diễn ra cùng ngày dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tiếp đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương trả lời câu hỏi của các nhà báo về các nội dung mà dư luận đang hết sức quan tâm.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Tại phiên họp Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã nghe, thảo luận hơn 10 nội dung, trong đó tập trung vào tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018; về một số chủ trương, chính sách, xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành luật…
Các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018 tiếp tục có bước phát triển tích cực. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, đúng hướng dự báo đã được nêu trong các báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước là mức an toàn. Tính chung 10 tháng, CPI bình quân tăng 3,6% so với cùng kỳ, dự báo hoàn thành mục tiêu kiểm soát dưới 4% cả năm 2018. Thị trường tiền tệ, tín dụng tương đối ổn định, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 10,38%. Thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) đạt tiến độ, trong đó, tổng thu cân đối NSNN lũy kế 10 tháng ước đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng, bằng 84,9% dự toán, tăng 15,1% so với cùng kỳ; tổng chi cân đối NSNN ước đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả FDI) đăng ký ước đạt 27,9 tỷ USD, giảm nhẹ (khoảng 1,2%) so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên, giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng, ước đạt 15,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư, chiếm tỷ trọng 47,5% tổng số vốn đăng ký.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục đà phát triển tích cực toàn diện trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp; dịch vụ. Sức mua của thị trường trong nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 11,4% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,31% (cùng kỳ tăng 8,79%). Tình hình xuất, nhập khẩu về cuối năm có chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng ước đạt 200,2 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ, bằng giá trị của cả năm 2017. Xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước tăng 16,8%, tiếp tục xu thế tăng cao hơn mức tăng bình quân chung và cao hơn mức tăng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (10 tháng ước tăng 13,2%). Tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng ước đạt 193,8 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ, cán cân thương mại ước xuất siêu 6,4 tỷ USD, bằng 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, là mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Tính chung 10 tháng, cả nước có trên 109,6 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, với số vốn đăng ký gần 1,12 triệu tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 9,2% về số vốn, mức vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ.
Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, an sinh xã hội, lao động, việc làm... tiếp tục có chuyển biến tích cực, đáng chú ý là tạo việc làm cho khoảng 1,35 triệu lao động, đạt 84,6% kế hoạch năm. Tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, giảm 8,2% về số vụ tai nạn giao thông và giảm 2,2% về số người tử vong so với cùng kỳ năm 2017.
Tuy nhiên, một số mặt hàng nông sản giá thấp, xuất khẩu tăng về số lượng nhưng giá giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm. Mặc dù giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua có chuyển biến tích cực nhưng giải ngân vốn Trung ương tiếp tục giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể bằng gần 83% số doanh nghiệp mới thành lập, là tỷ lệ khá cao. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn biến rất phức tạp...
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực hơn năm trước, củng cố thêm dự báo cả nước sẽ vượt và đạt toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế- xã hội mà Quốc hội giao cho năm 2018. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp và rất khó lường; đặc biệt là căng thẳng thương mại quốc tế tiếp tục leo thang; giá dầu có xu hướng tăng vào cuối năm sẽ tác động tới điều hành và nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhìn nhận trực diện vào các khó khăn, thách thức, không lơ là, chủ quan với thành tích đạt được vừa qua; kiên định với các nhiệm vụ, giải pháp chính đã đề ra, đồng thời có đối sách phù hợp, kịp thời không để bị động, bất ngờ.
Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá, tiền tệ, ưu tiên bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dựng thêm dư địa cho điều hành chính sách. Bảo đảm an toàn nợ công. Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và định hướng hỗ trợ ổn định lạm phát, duy trì thanh khoản ở mức hợp lý, đảm bảo cung tiền đầy đủ cho nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản, chứng khoán. Có phương án ngay từ bây giờ đến cuối năm để đảm bảo không tăng lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng, thu hút mạnh mẽ kiều hối. Đẩy mạnh cung ứng hàng hóa, bình ổn giá, không để khan hàng trong dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ năm 2019, xác định các kịch bản điều hành kinh tế - xã hội với các giải pháp mạnh mẽ hơn. Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, trong đó chú trọng các dự án lớn, dự án quan trọng, trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm chất lượng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, nghiêm khắc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh qua việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, dù mỗi thành viên Chính phủ có số phiếu tín nhiệm cao, thấp khác nhau nhưng đều thôi thúc các Bộ trưởng, Trưởng ngành nhanh chóng khắc phục các tồn tại, hạn chế, đề cao trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng có kế hoạch triển khai thực hiện ngay những lời hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự kỷ niệm 110 năm Trường Bưởi  (03/11/2018)
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm thôi thúc Chính phủ hành động tốt hơn  (03/11/2018)
Truyền thông đưa đậm về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp  (03/11/2018)
Các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính  (03/11/2018)
Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước hiện nay  (03/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển