Ngày đầu tiên Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Các nội dung phiên họp
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các nội dung về những vấn đề chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội và những vấn đề quan trọng khác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội gồm:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019.
Xem xét kết quả giữa kỳ các kế hoạch 5 năm 2016-2020 về phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công trung hạn, chương trình tài chính quốc gia, kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem xét nguồn kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2017 và việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo: tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2018.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện có liên quan; xem xét kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập thị trấn Tân Khai thuộc huyện Hớn Quản; thành lập phường Tiến Thành thuộc thị xã Đồng Xoài và thành phố Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nhìn chung công tác chuẩn bị cho phiên họp tiếp tục phát huy được tính tích cực. Các cơ quan hữu quan đã chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung để phục vụ cho phiên họp.
Đây là phiên họp cuối để rà soát lại các công việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, do đó có nhiều nội dung phải xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.
Thời gian phiên họp ngắn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại diện các cơ quan trình bày ngắn ngọn, tập trung vào những vấn đề chủ yếu của nội dung phiên họp, nhất là các báo cáo kinh tế-xã hội, tài chính ngân sách...
Tiếp theo, trong buổi sáng với sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về các Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, tình hình kinh tế-xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019; đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Cho ý kiến về cơ cấu lại nền kinh tế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các báo cáo về kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, năm 2018, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với định hướng, chủ trương kịp thời của Đảng, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng và cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đã đề ra.
Việc thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, ổn định trật tự, an toàn xã hội trong các năm tiếp theo.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý Chính phủ, các bộ, ngành về những rủi ro của tác động kinh tế thế giới, nhất là cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ có thể tác động tiêu cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu và đầu tư. Bên cạnh đó, cần chú ý những rủi ro về lạm phát, tỷ giá; các rào cản về thủ tục hành chính.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ phân công các bộ, ngành chuẩn bị những nội dung để giải trình thêm với đại biểu Quốc hội như vì sao năng suất lao động năm nay không bằng năm trước; thu ngân sách ở cả ba khu vực (khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân) đều chưa đạt dự toán; chỉ số Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) giảm nhưng vẫn còn cao so với khu vực và các nước...
Xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản
Chiều 15-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Trình bày Báo cáo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ ba năm qua, tỷ trọng đầu tư công trên GDP dịch chuyển tích cực, phù hợp với các mục tiêu về cơ cấu lại đầu tư công đã đề ra.
Tính đến năm 2017, tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước giảm xuống còn 34,8% so với tổng đầu tư toàn xã hội. Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển theo hướng phù hợp hơn với các định hướng đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, trong đó, cơ cấu đầu tư các ngành giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, lĩnh vực hạ tầng chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải - đại diện cơ quan thẩm tra nhận định, thời gian qua, việc thực hiện mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công đã đạt được kết quả bước đầu khá tích cực.
Việc bố trí, phân bổ vốn đã ưu tiên cho các vùng khó khăn, tỷ lệ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu đối với những vùng khó khăn chiếm gần 50% tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương.
Việc phân bổ vốn cơ bản tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thực hiện theo từng thứ tự ưu tiên, khắc phục dần tình trạng không cân đối được nguồn vốn, bị động, đầu tư cắt khúc, số lượng dự án khởi công mới giảm mạnh; cơ bản xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, dành số vốn đáng kể để thanh toán vốn ứng trước.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, việc xác định danh mục các dự án đầu tư công theo thứ tự ưu tiên còn nhiều vướng mắc.
Tỷ lệ giải ngân trong năm 2016, 2017 thấp, nhất là nguồn trái phiếu Chính phủ. Nhiều chương trình mục tiêu dự kiến phải kéo dài thời gian thực hiện sang giai đoạn sau, tỷ lệ giao vốn các chương trình mục tiêu thấp.
Việc xây dựng kế hoạch, danh mục đối với nguồn vốn ODA trong một số trường hợp chưa bảo đảm tính chính xác, nhiều dự án chưa được bố trí đủ nguồn vốn đối ứng, chưa bao quát được hết các hiệp định đã ký kết, chưa tổng hợp đầy đủ số dự án, chưa tính toán, cân đối hợp lý giữa nhu cầu vay và khả năng trả nợ, dẫn đến vượt mức trần 300.000 tỷ đồng vốn ODA.
Một số dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội bố trí vốn nhưng tiến độ triển khai chậm, một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư quá lớn, ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực, hiệu quả đầu tư vốn.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị việc phân bổ nguồn lực dự phòng phải đảm bảo các nguyên tắc: Cân đối được nguồn lực toàn giai đoạn, tuyệt đối không để vượt trần 2 triệu tỷ đồng, giữ vững bội chi, an toàn nợ công. Đồng thời, phải tuân thủ đúng Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 về nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí, thứ tự ưu tiên trong phân bổ, theo đó ưu tiên cho thanh toán dứt điểm nợ xây dựng cơ bản phát sinh trước 31-12-2014.
Ngoài ra, tập trung cho các công trình đang thực hiện dở dang, thiếu vốn nhằm hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng, tránh kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí; cân đối cho các dự án ODA đã ký kết được hưởng lãi suất ưu đãi; cần ưu tiên cho những dự án thực sự cấp bách, phải khắc phục được tính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt tại những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn..../.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhật Bản hợp tác phát triển không ngừng  (15/10/2018)
Doanh nghiệp Áo hài lòng khi làm việc tại Việt Nam  (15/10/2018)
Hợp tác liên Triều xác định được những bước đi cụ thể  (15/10/2018)
Việt Nam, Phần Lan đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ sạch  (15/10/2018)
Phó Thủ tướng Thường trực tiếp Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ  (15/10/2018)
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay