Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân chủ trì lễ đón Tổng thống Cộng hòa Indonesia và Phu nhân
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo và Phu nhân thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 11 đến 12-9-2018. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Joko Widodo sang thăm Việt Nam kể từ khi nhậm chức Tổng thống Indonesia vào năm 2014.
Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30-12-1955. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Indonesia được xây dựng trên nền tảng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp, xây dựng, phát triển.
Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Indonesia Joko Widodo diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia có những bước tiến mới kể từ sau chuyến thăm chính thức Indonesia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 8-2017). Chuyến thăm là điểm nhấn quan trọng, giúp định hướng hợp tác hai nước trong giai đoạn mới sau 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (tháng 6-2013).
Những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Indonesia đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt trên 6,5 tỷ USD và 7 tháng đầu năm 2018 đạt 4,7 tỷ USD. Hai bên phấn đấu đạt mốc 10 tỷ USD thương mại hai chiều vào năm 2020.
Về đầu tư, tháng 6-1989, hai nước chính thức mở đường hàng không Việt Nam - Indonesia. Nhiều tập đoàn lớn của Indonesia đã vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tính đến tháng 6-2018, Indonesia tiếp tục đứng thứ 5 trong ASEAN và thứ 30/126 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 71 dự án trị giá 514 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi và may mặc. Hiện Việt Nam có 13 dự án đầu tư sang Indonesia với số vốn 54,7 triệu USD trong các lĩnh vực dầu khí và khai khoáng.
Chiều 11-9, lễ đón chính thức Tổng thống Joko Widodo và Phu nhân được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân chủ trì lễ đón. Tham dự lễ đón về phía Việt Nam có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể; Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành. Cùng dự lễ đón có Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Phạm Vinh Quang, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà... Về phía Indonesia có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Indonesia.
Sau lễ đón, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Joko Widodo./.
Mở rộng chi trả thuốc kháng HIV từ nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế  (11/09/2018)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dừng dự án Luật Hành chính công  (11/09/2018)
Tuyên bố chung Việt Nam - Hungary về lập quan hệ đối tác toàn diện  (11/09/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng thống Hungary Janos Ader  (11/09/2018)
Tổng thống Indonesia và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam  (11/09/2018)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay