Chủ động kiểm soát hoạt động di dân tự do ở miền núi Điện Biên
Ngày 24-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Đoàn công tác các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Điện Biên về thực trạng và giải pháp ổn định dân di cư ngoài kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
Điện Biên là điểm nóng về dân di cư ngoài kế hoạch. Từ năm 2005 đến tháng 6-2018, tỉnh có gần 4.000 hộ với hơn 23.000 nhân khẩu di cư ngoài kế hoạch đi và đến. Trong đó, hơn 2.000 hộ với hơn 13.500 nhân khẩu từ các tỉnh khác đã di cư ngoài kế hoạch vào một số địa bàn trong tỉnh Điện Biên, đặc biệt là địa bàn huyện Mường Nhé.
Các hộ dân di cư đến địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu từ các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng... Đặc biệt một số hộ dân đã di cư trái phép vào địa bàn rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn, vùng đệm và cả vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
Cũng trong thời gian trên, gần 450 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu của tỉnh Điện Biên đã di cư đi các tỉnh khác, chủ yếu là các hộ di cư từ địa phương khác vào Điện Biên rồi lại tiếp tục di cư đi. Hơn 1.000 hộ với gần 6.000 nhân khẩu di cư ngoài kế hoạch đi và đến trong nội tỉnh. Hơn 100 hộ với hơn 600 nhân khẩu di cư ngoài kế hoạch đi và đến không xác định.
Trước thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều chương trình, dự án của Chính phủ nhằm ổn định dân cư như Chỉ thị 39 ngày 21/11/2004; Đề án 79 ngày 12-01-2012; Quyết định 1776 ngày 21-11-2012…Tỉnh đã bố trí, sắp xếp ổn định cho hơn 2.000 hộ dân; thực hiện trao trả hơn 200 hộ... Tuy nhiên, quá trình thực hiện các đề án, chương trình còn gặp nhiều khó khăn. Đó là quỹ đất sản xuất quá hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; thiếu các công trình hạ tầng thiết yếu; một số hộ đã tìm cách xâm canh vào các khu rừng đầu nguồn gần biên giới Việt - Lào.
Nhiều chương trình, chính sách chưa được quy định cụ thể, phát sinh bất cập trong thực tế về nhà ở, hỗ trợ sản xuất. Tại một số địa bàn, người dân chưa đồng thuận với chủ trương của cấp ủy, chính quyền. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của một số chương trình, dự án chưa đáp ứng đủ nhu cầu triển khai dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, không đảm bảo quy hoạch.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương bố trí nguồn vốn cho địa phương thực hiện các chương trình, dự án về sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Điện Biên đã đạt được trong công tác giải quyết tình trạng di cư ngoài kế hoạch thời gian qua.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc di dân tự phát nếu chính quyền địa phương không kiểm soát được sẽ phá vỡ quy hoạch chung, tạo ra những hệ quả xấu về an ninh trật tự, an ninh biên giới, bảo vệ rừng. Bởi vậy tỉnh Điện Biên cần phải giải quyết cho được tình trạng này, kiểm soát chủ động vấn đề di cư tự do. Tỉnh cần sắp xếp, hướng dẫn bà con định canh định cư, không để xảy ra tình trạng du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy.
Để làm được điều này, quan trọng nhất là phải bố trí đất sản xuất, hướng dẫn bà con phát triển kinh tế bằng các mô hình hiệu quả như trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao; hướng dẫn người dân biết cách tổ chức sản xuất để từng bước khắc phục lạc hậu, chuyển đổi thói quen, tập quán và tư duy canh tác. Chính quyền địa phương cần đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm cho bà con để người dân ổn định, đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm củng cố chính quyền cơ sở vững mạnh, đặc biệt phải xóa bỏ bản trắng Chi bộ; tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới, ngăn chặn tà đạo xâm nhập vào địa bàn…
Đối với các kiến nghị của tỉnh Điện Biên và huyện Mường Nhé, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ và các bộ, ngành sẽ xem xét, thảo luận để sớm giải quyết.
Trước đó, ngày 23-8, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Mường Nhé về kết quả thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh huyện Mường Nhé (Đề án 79).
Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé cần tiếp tục tập trung ổn định đời sống người dân tái định cư, giúp người dân nhanh chóng có đủ tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế, để người dân định cư ổn định trên quê hương, từ bỏ ý định di cư. Đồng thời, cần tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng; ngăn chặn triệt để tình trạng du canh, du cư dẫn đến phá rừng nghiêm trọng như các năm qua; vận động người dân trồng rừng, giữ rừng, gắn bó với rừng, sinh lợi từ rừng, tạo ra sinh kế, công ăn việc làm ổn định. Huyện cần tổ chức kiểm soát tình trạng di dân một cách chủ động, có quy hoạch, để cơ cấu lại nguồn lao động trên địa bàn hợp lý, có tầm nhìn.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã đến thị sát tại một số điểm tái định cư theo Đề án 79 ở các bản Cà Là Pá (xã Leng Su Sìn), bản Mường Toong 5 (xã Mường Toong) của huyện Mường Nhé. Tại đây, Phó Thủ tướng đã thăm hỏi, động viên bà con.
Nhân chuyến công tác này, Phó Thủ tướng và Đoàn công tác đã thăm, tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé)./.
Quan hệ Việt Nam - Ai Cập sẽ bước sang giai đoạn phát triển mới  (24/08/2018)
Đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm trên thế giới và những kỳ vọng cho Việt Nam  (24/08/2018)
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ethiopia  (23/08/2018)
Nhiều phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người  (23/08/2018)
Hoạt động trong ngày của Thủ tướng Chính phủ  (23/08/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên