Tạo ấn tượng Việt Nam qua sự kiện WEF - ASEAN tại Hà Nội
Ngày 22-8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác chuẩn bị Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (gọi tắt là WEF - ASEAN) diễn ra từ ngày 11 đến 13-9 tới tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu các tiểu ban phải phát huy những kinh nghiệm quý trong công tác tổ chức Năm APEC 2017, Hội nghị hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 10 (CLV 10) vừa qua. Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan để hội nghị đạt thành công toàn diện; cùng với đó là có biện pháp để xã hội hóa nguồn lực, giúp giảm chi phí từ ngân sách Nhà nước.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao tại phiên họp, Ban Tổ chức Hội nghị WEF - ASEAN, đến nay, Ban Tổ chức ta đã thống nhất với WEF về tất cả phiên họp, hoạt động chính của Hội nghị diễn ra từ ngày 11 đến 13-9-2018 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia; thống nhất khung chương trình nghị sự với gần 60 phiên họp, hoạt động, trong đó có nhiều phiên toàn thể được truyền hình, phát trực tiếp trên trang web của Diễn đàn Kinh tế thế giới và các hãng thông tấn có uy tín trên thế giới.
Đến thời điểm này, đã có Tổng thống, Thủ tướng của 8 nước khẳng định tham dự hội nghị. Cùng với một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao một số nước thì ước tính có khoảng 50 đại biểu cấp Bộ trưởng tham dự hội nghị này. Đến nay cũng đã có gần 800 đại biểu là lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực khẳng định tham dự. Dự kiến có 120 phóng viên các hãng tin, truyền thông uy tín thế giới và trong khu vực dự và đưa tin.
Một số hoạt động chính của hội nghị là Diễn đàn mở có chủ đề “ASEAN 4.0 vì mọi người dân”; Chiêu đãi chào mừng đại biểu; Lễ đón chính thức Hội nghị WEF-ASEAN 2018; Phiên Khai mạc toàn thể Hội nghị; Dạ hội Văn hóa Việt Nam; Phiên Bế mạc Hội nghị và trao chuông cho nước chủ nhà Hội nghị WEF - ASEAN 2019; Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam; Chương trình tham quan quảng bá du lịch Việt Nam.
Kết luận phiên họp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF); trong đó năm ngoái, Việt Nam là nước đầu tiên ký thỏa thuận hợp tác theo mô hình đối tác công-tư (PPP) với WEF về phát triển nền kinh tế Việt Nam tự cường trước tương lai.
Thủ tướng nhấn mạnh, qua sự kiện này phải tạo được niềm tin về chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh liên tục được cải thiện của Việt Nam. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho các hội nghị cần thể hiện được điều này, tạo điều kiện kết nối giữa các nhà đầu tư của WEF và Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, một yêu cầu rất lớn là phải tạo nên một ấn tượng Việt Nam với toàn cầu và khu vực thông qua WEF - ASEAN lần này được tổ chức tại Hà Nội. Chính vì thế, mọi công việc đều phải được kiểm soát, chuẩn bị chu đáo và các phương án hết sức cụ thể để tạo ấn tượng.
Thủ tướng giao Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch chủ trì cùng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trong công tác chuẩn bị phải thể hiện được văn hóa đặc sắc, vừa đậm nét truyền thống, vừa mang tính hiện đại, tính dân tộc Việt Nam và cả các đặc tính ASEAN.
Trong công tác tuyên truyền, cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền về hình ảnh và vị thế của Việt Nam; chuẩn bị tốt nhất công tác hỗ trợ cho các phóng viên báo chí quốc tế tác nghiệp, tuyên truyền về hội nghị; sớm tổ chức họp báo quốc tế để thông tin tuyên truyền về hội nghị.
Nhấn mạnh, an ninh an toàn là vấn đề rất quan trọng đối với hội nghị, Thủ tướng chỉ đạo các tiểu ban chuyên môn rút kinh nghiệm từ công tác đảm bảo an ninh, an toàn các hội nghị quốc tế lớn trước đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hội nghị này. Công tác đón tiếp phải thể hiện được sự chu đáo, lòng mến khách và tạo ấn tượng.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần tham mưu đề xuất các sáng kiến của Việt Nam tại hội nghị; chuẩn bị tốt nhất các nội dung của các sự kiện, thể hiện đúng tầm của nước đồng chủ trì hội nghị./.
Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước châu Phi  (22/08/2018)
Chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến trong ngành răng hàm mặt  (22/08/2018)
Bộ Nội vụ hoàn thiện các đề án về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức  (22/08/2018)
Việt Nam mong muốn Nhật Bản mở rộng quy mô tiếp nhận thực tập sinh  (22/08/2018)
Chăm lo cho người nghèo cần có trọng tâm, trọng điểm  (22/08/2018)
Chặng đường 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada  (22/08/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên