Bộ Nội vụ hoàn thiện các đề án về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức
Ngày 21-8, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị chuyên đề xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ.
Theo báo cáo Bộ Nội vụ, để bảo đảm sự thống nhất, liên thông giữa các quy định của Đảng và các luật, văn pháp quy phạm pháp luật, Bộ Nội vụ kiến nghị cấp có thẩm quyền cần sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010 cho phù hợp với các quy định của Đảng hiện nay như Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về công tác cán bộ, Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng và hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; các quy định, kết luận của Bộ Chính trị về công tác quản lý, xử lý cán bộ, công chức hiện nay.
Ngoài những đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến lĩnh vực tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác như xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm; xây dựng phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị làm căn cứ xây dựng bảng lương mới; nghiên cứu xây dựng quy định tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý phải có chứng chỉ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính; thống nhất khái niệm “cán bộ”, “biên chế” trong các quy định của Đảng và quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, trong đó có số liệu về tiền lương...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Nội vụ cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan hoàn thiện các đề án; chuẩn bị chu đáo các dự luật cần sửa đổi về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức; bổ sung trình cấp có thẩm quyền theo đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra.
Đề cập đến vấn đề phân cấp, phân quyền hiện nay, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho rằng đã phân cấp thì phải phân quyền, xác định rõ chế độ trách nhiệm theo các nghị quyết của Đảng, bảo đảm xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đi kèm với đó là chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ; nghiên cứu thực hiện cơ chế, chính sách liên thông, bình đẳng, nhất quán trong hệ thống chính trị; liên thông giữa cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức nói chung.
Nhất trí với đề xuất thành lập cơ quan liên vùng, liên huyện không phụ thuộc vào địa giới hành chính như cơ quan thuế, hải quan, thị trường, cơ quan tư pháp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Nội vụ rà soát, bảo đảm đồng bộ với Luật về Hội trong công tác cán bộ, công chức tại các hội; cùng với đó nghiên cứu, luật hóa cụ thể bảo đảm tương ứng với quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức về hưu; nghiên cứu chế độ chuyên gia, các chức danh trợ lý, thư ký cho phù hợp thực tiễn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề trọng dụng và thu hút nhân tài phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu về điều kiện tiêu chuẩn, nhưng phải có sản phẩm cụ thể, bố trí đúng sở trường, năng lực, đúng vị trí công tác. Bộ Nội vụ cần nghiên cứu sửa đổi chế độ hợp đồng đã quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP theo hướng sử dụng các dịch vụ sự nghiệp công để phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước, bảo đảm không ký hợp đồng tràn lan rồi lại hủy bỏ như một số địa phương đã thực hiện gần đây; có lộ trình cắt giảm thận trọng, có chế độ, chính sách phù hợp trong quá trình giải quyết./.
Việt Nam mong muốn Nhật Bản mở rộng quy mô tiếp nhận thực tập sinh  (22/08/2018)
Chăm lo cho người nghèo cần có trọng tâm, trọng điểm  (22/08/2018)
Chặng đường 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada  (22/08/2018)
Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước tình hình mới  (22/08/2018)
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương  (22/08/2018)
An ninh ở Đông Nam Á trước những thách thức mới từ chủ nghĩa khủng bố  (22/08/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên