Bước tiến rõ nét và toàn diện trong công tác phòng, chống tham nhũng
23:40, ngày 17-08-2018
Với nguyên tắc: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thời gian qua, tình trạng tham nhũng đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa trong xã hội.
Sau 5 năm thành lập, với quyết tâm cao, đồng thuận lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có nhiều nỗ lực cố gắng, làm việc trách nhiệm, nghiêm túc, không ngừng đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động. Nhờ vậy, công tác phòng, chống tham nhũng đã thu được nhiều kết quả cụ thể, tạo bước tiến rõ nét và khá toàn diện, nhất là trong hơn 2 năm gần đây.
Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, bài bản, nền nếp, có nhiều cách làm mới, sáng tạo; đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Trong tổng số 68 vụ án, 57 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử sơ thẩm 40 vụ án/500 bị cáo, với các mức án nghiêm khắc.
Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, kể cả những vụ án tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước đã được chỉ đạo xử lý dứt điểm. Những khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong công tác phòng, chống tham nhũng đã được Ban Chỉ đạo lựa chọn để tập trung tháo gỡ, đặc biệt là khắc phục việc cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng, những vướng mắc trong công tác giám định tư pháp, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng…
Từ năm 2013 đến nay, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật hơn 4.300 cán bộ, đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý hơn 400.000 tỷ đồng và 18.525 ha đất, chuyển 515 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, làm rõ, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật nghiêm minh nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước có vi phạm, cả đương chức và đã nghỉ hưu; từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ diện Trung ương quản lý... Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phấn chấn trong nhân dân.
Một điểm sáng trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây là công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ nét. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, tồn tại từ nhiều năm trước, đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền", góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.
Những kết quả trên khẳng định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban, là đúng đắn, cần thiết, kịp thời, tạo được sự đồng thuận và niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để đạt được kết quả đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ trước hết là do có sự quyết tâm cao, đồng thuận lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các cơ quan chức năng. “Lò” đã nóng lên, tất cả cùng vào cuộc, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế.
Kết quả đạt được là rõ nét, khá toàn diện, nhưng phòng chống tham nhũng là cuộc đấu tranh gian khổ và lâu dài, hiện vẫn còn những khâu khó, điểm yếu. Đó là việc xây dựng cơ chế, chính sách, luật pháp, quy định, có những khâu, những việc còn chậm, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh." Tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng “vặt” còn nhiều. Một số trường hợp, một số khâu, công tác phối hợp chưa thật nhuần nhuyễn… Cán bộ, đảng viên và nhân dân đều có chung một mong muốn là tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, sao cho quyết liệt và hiệu quả hơn.
Bởi vậy trong thời gian tới, song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo hành lang chính trị, pháp lý đồng bộ, chặt chẽ để phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp và lâu dài. Từ những kinh nghiệm, kết quả đạt được, với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt hơn nữa. Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “tham nhũng nhất định sẽ được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm mong đợi của nhân dân”./.
Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, bài bản, nền nếp, có nhiều cách làm mới, sáng tạo; đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Trong tổng số 68 vụ án, 57 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử sơ thẩm 40 vụ án/500 bị cáo, với các mức án nghiêm khắc.
Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, kể cả những vụ án tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước đã được chỉ đạo xử lý dứt điểm. Những khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong công tác phòng, chống tham nhũng đã được Ban Chỉ đạo lựa chọn để tập trung tháo gỡ, đặc biệt là khắc phục việc cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng, những vướng mắc trong công tác giám định tư pháp, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng…
Từ năm 2013 đến nay, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật hơn 4.300 cán bộ, đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý hơn 400.000 tỷ đồng và 18.525 ha đất, chuyển 515 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, làm rõ, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật nghiêm minh nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước có vi phạm, cả đương chức và đã nghỉ hưu; từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ diện Trung ương quản lý... Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phấn chấn trong nhân dân.
Một điểm sáng trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây là công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ nét. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, tồn tại từ nhiều năm trước, đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm "Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền", góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.
Những kết quả trên khẳng định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban, là đúng đắn, cần thiết, kịp thời, tạo được sự đồng thuận và niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để đạt được kết quả đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ trước hết là do có sự quyết tâm cao, đồng thuận lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các cơ quan chức năng. “Lò” đã nóng lên, tất cả cùng vào cuộc, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế.
Kết quả đạt được là rõ nét, khá toàn diện, nhưng phòng chống tham nhũng là cuộc đấu tranh gian khổ và lâu dài, hiện vẫn còn những khâu khó, điểm yếu. Đó là việc xây dựng cơ chế, chính sách, luật pháp, quy định, có những khâu, những việc còn chậm, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh." Tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng “vặt” còn nhiều. Một số trường hợp, một số khâu, công tác phối hợp chưa thật nhuần nhuyễn… Cán bộ, đảng viên và nhân dân đều có chung một mong muốn là tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, sao cho quyết liệt và hiệu quả hơn.
Bởi vậy trong thời gian tới, song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo hành lang chính trị, pháp lý đồng bộ, chặt chẽ để phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp và lâu dài. Từ những kinh nghiệm, kết quả đạt được, với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt hơn nữa. Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “tham nhũng nhất định sẽ được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm mong đợi của nhân dân”./.
Ủy ban Kiểm tra các cấp kỷ luật 283 đảng viên trong tháng 7  (17/08/2018)
Bộ Chính trị, Ban Bí thư học tập chuyên đề về công tác đối ngoại  (17/08/2018)
Chặng đường 10 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”  (17/08/2018)
Nghiên cứu vấn đề an ninh phi truyền thống vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay(*)  (17/08/2018)
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của Cách mạng Việt Nam  (17/08/2018)
Đồng chí Tôn Đức Thắng: Người cộng sản mẫu mực, chân chính  (17/08/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển