Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm việc tại Gia Lai
Trong 2 ngày 21 và 22-7, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh.
Sau khi nghe đồng chí Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai báo cáo kết quả hai năm rưỡi thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh, đồng chí Trần Quốc Vượng đánh giá cao tinh thần đoàn kết trong tập thể lãnh đạo tỉnh Gia Lai, từ đó phát huy sức mạnh trong toàn Đảng bộ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.
Trong đó, công tác xây dựng Đảng đạt được nhiều kết quả tích cực, có sự chuyển biến. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy đảng của tỉnh đã phát triển được gần 7.000 đảng viên, không còn thôn, buôn “trắng” đảng viên. An sinh xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm với việc hoàn thành xóa nhà hư hỏng, dột nát cho các hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Đồng chí Trần Quốc Vượng biểu dương tỉnh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, trong đó tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2018 tăng khá, bình quân đạt 7,7% năm. Nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai tốt các Nghị quyết của Đảng, trong đó đảng viên phải là nhân tố nòng cốt, gương mẫu đi đầu để người dân tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng tỉnh Gia Lai giàu mạnh về kinh tế, bảo đảm về quốc phòng - an ninh; tiếp tục kiên trì, bám sát thời cơ hướng đến phát triển kinh tế toàn diện trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đặc biệt, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng lớn; tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Tỉnh cần đặc biệt chú ý bảo vệ môi trường, quyết liệt trồng rừng, nâng cao hơn nữa độ che phủ rừng; quan tâm giải quyết đất sản xuất, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tránh tình trạng phân hóa giàu nghèo quá xa gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Về kiến nghị của tỉnh trong việc thiếu biên chế giáo viên so với định mức, đồng chí Trần Quốc Vượng ghi nhận và sẽ trao đổi với các ban, ngành Trung ương tìm giải pháp gỡ khó cho Gia Lai.
Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, trong nửa nhiệm kỳ qua, công tác xây dựng Đảng của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng được đổi mới theo hướng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương và gắn với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong Đảng. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai nghiêm túc từ cấp tỉnh đến cơ sở tạo được bước chuyển biến mới, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy đảng của tỉnh Gia Lai đã kết nạp được gần 7.000 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh lên hơn 55.000 đảng viên. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm bảo đảm chặt chẽ, nền nếp và dần đi vào thực chất hơn. An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm với việc toàn tỉnh đã xây mới 680 ngôi nhà, sửa chữa 541 ngôi nhà với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng để xóa nhà hư hỏng, dột nát cho các hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng.
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 tăng khá, bình quân đạt 7,7%/năm; trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 5,88%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,72%, dịch vụ tăng 8,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 45 triệu đồng, tăng hơn 15 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ gần 20% vào cuối năm 2015 xuống còn 13,34% cuối năm 2017; dự kiến đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm còn 10,34% và không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách ưu đãi người có công.
Nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; chú trọng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Chương trình phát triển nông thôn mới được triển khai quyết liệt, đồng bộ, các nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, đúng với nội dung của chương trình và phù hợp với như cầu của địa phương. Tỉnh chú trọng ban hành nhiều nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với đặc thù của tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện qua từng năm.
Trước đó, đồng chí Trần Quốc Vượng cùng đoàn công tác đã làm việc với huyện Chư Pưh và thành phố Pleiku. Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, đồng chí Trần Quốc Vượng đã tặng 10 căn nhà tình nghĩa và quà cho các gia đình chính sách; tặng 100 suất học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó và 500 triệu đồng cho Quỹ bảo trợ xã hội của tỉnh Gia Lai.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, đồng chí Trần Quốc Vượng đã đến viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh, dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku./.
Đoàn cán bộ cấp cao Quân đội Việt Nam thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  (22/07/2018)
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 thảo luận về thách thức và cơ hội của kinh tế toàn cầu  (22/07/2018)
Tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam - Đức  (22/07/2018)
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm chiến thắng Đồng Lộc  (22/07/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên