Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tiêu biểu toàn quốc
Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, các mục tiêu vì trẻ em, đã đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được tăng cường. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn được ưu tiên thực hiện với nhiều chính sách phù hợp như trợ cấp xã hội, trợ giúp tiếp cận y tế, giáo dục, học nghề, miễn giảm học phí, trợ giúp pháp lý miễn phí… Qua đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngày càng được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn. Đặc biệt, hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp trong 26 năm qua đã làm tốt công tác huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, vận động các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp được gần 6 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ trên 30 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, giúp nhiều trẻ em thiệt thòi hòa nhập cộng đồng, phát triển và thực hiện được ước mơ tốt đẹp của mình.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương, khen ngợi 70 học sinh dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện, là học sinh giỏi nhiều năm liền. Chủ tịch nước vui mừng được biết, trong số các học sinh này có nhiều cháu đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, là những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nêu rõ thực tế, dù đạt được nhiều kết quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhưng trong số 26 triệu trẻ em Việt Nam hiện vẫn còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi, khuyết tật, lao động sớm, không nơi nương tựa… và hơn 2,1 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt rất cần sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Theo Chủ tịch nước, để tăng cường công tác bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác này. Đồng thời cần kịp thời tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đưa ra yêu cầu cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác này; kịp thời tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phê phán, lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động phạm pháp. Các cơ quan truyền thông đại chúng cần ưu tiên dành tỷ lệ, nội dung thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp với trẻ em.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị phải chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của gia đình và sự tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quan tâm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em, bảo đảm điều kiện, thời gian thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Cùng với đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có những đóng góp quý báu cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; biểu dương Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, tập thể lãnh đạo, cán bộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với phương châm “tận tâm, minh bạch, kịp thời, cùng tham gia” đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; quan tâm củng cố hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp để Quỹ thực sự là cầu nối các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11 đến 17-6-2018)  (18/06/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 11 đến ngày 17-6-2018  (18/06/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác  (18/06/2018)
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự chương trình giao lưu “Nghĩa tình Khe Sanh”, thăm và làm việc tại Quảng Trị  (18/06/2018)
Hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” được ghi vào danh sách các di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO  (18/06/2018)
Tổng Bí thư: Không có mục đích nào khác là vì nước vì dân  (17/06/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm