Bộ Ngoại giao: Việc xây dựng Luật An ninh mạng là cần thiết
Chiều 14-6, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Luật An ninh mạng được thông qua ngày 12-6-2018 với số phiếu cao sau nhiều vòng thảo luận, tiếp thu ý kiến rộng rãi, minh bạch của các đại biểu Quốc hội và người dân.
Luật An ninh mạng phù hợp với Hiến pháp và không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. An ninh mạng là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, khu vực. Các cuộc tấn công nhằm vào môi trường mạng phát triển nhanh chóng cả về hình thức và quy mô, có tính chất xuyên biên giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định kinh tế - chính trị của các nước.
Trong khi đó, những nỗ lực nhằm cải thiện an ninh trên môi trường mạng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do thiếu thể chế pháp lý và năng lực bảo đảm an ninh mạng. Do đó, việc xây dựng Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời câu hỏi về mục đích của việc xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện các chính sách, pháp luật và triển khai toàn diện nhiều biện pháp nhằm bảo đảm ngày càng tốt những quyền hợp pháp, lợi ích chính đáng của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018.
Dự thảo Luật được xây dựng nhằm mục đích tạo ra những đột phá, động lực phát triển mới cho nền kinh tế, phát huy lợi thế của địa phương./.
Yêu cầu của giáo dục giá trị trong bối cảnh hội nhập  (14/06/2018)
Năm mươi năm - Ghi dấu một ngôi trường  (14/06/2018)
Phân cấp quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy giữa Trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương  (14/06/2018)
Tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng  (14/06/2018)
Nhà nước, quân đội Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của Ấn Độ  (13/06/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam  (13/06/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên