Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng sửa đổi
20:44, ngày 08-06-2018
TCCSĐT - Ngày 08-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi); biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 (Chương trình).
Buổi sáng, với 88,3% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi). Luật có 7 Chương và 40 Điều, quy định về nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng; kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng.
Kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng
Luật quy định kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế-xã hội.
Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội của bộ, ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Luật cũng quy định Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế-quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng theo quy định của luật có liên quan. Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, hiện nay, Bộ Quốc phòng đang thực hiện việc tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (từ 88 xuống còn 18 doanh nghiệp), sẽ không còn doanh nghiệp quốc phòng hoạt động kinh tế đơn thuần và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bình đẳng như các doanh nghiệp khác.
Các đoàn kinh tế-quốc phòng được tổ chức, hoạt động theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật, đứng chân và hoạt động chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người...; có nhiệm vụ tham gia xóa đói, giảm nghèo, củng cố và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đồng thời là đơn vị quản lý, huấn luyện dự bị động viên, sẵn sàng mở rộng, chuyển thành các đơn vị bộ đội chủ lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng. Vì vậy, quy định như dự thảo Luật là phù hợp.
Năm trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang
Về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân, Điều 24 Luật Quốc phòng (sửa đổi) quy định hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước; trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật; trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng quốc phòng và an ninh; hoặc khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh cũng có thể sử dụng lực lượng vũ trang và việc sử dụng này do Chính phủ quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Điều 13 Luật Quốc phòng hiện hành quy định về nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng chưa quy định đầy đủ các trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang, nên việc sử dụng chưa thống nhất. Trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định 5 trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang là phù hợp và cần thiết.
Buổi chiều, với 87,47% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 (Chương trình).
Đưa ba dự án Luật ra khỏi Chương trình năm 2018
Quốc hội quyết nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, bổ sung vào Chương trình các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Trẻ em, Luật Công chứng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, điều chỉnh thời gian trình các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8).
Ngoài ra, các dự án Luật đưa ra khỏi Chương trình năm 2018 là: Luật Dân số; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Công an xã.
Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, tại kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua: Luật Hành chính công; Luật Kiến trúc; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến gồm: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ 8, trình Quốc hội thông qua: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Thư viện; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên (sửa đổi).
Không trình dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng
Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; không trình dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng; bảo đảm tính pháp lý, chính xác, đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo; khắc phục triệt để tình trạng chậm gửi hồ sơ; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội.
Cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Quốc hội sớm tiếp cận, tham gia ý kiến về dự án, dự thảo; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng luật, pháp lệnh.
Bên cạnh đó, Chính phủ dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, dự thảo; thực hiện nghiêm việc tổ chức lấy ý kiến; chấn chỉnh việc tham gia ý kiến của các bộ, ngành có liên quan để bảo đảm chất lượng. Trong quá trình giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo, nếu có ý kiến khác với cơ quan thẩm tra, với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội để xem xét, quyết định; bảo đảm ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được thông qua.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ, tham gia ngay từ đầu với cơ quan trình, cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra; phát huy trách nhiệm của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, toàn thể Hội đồng Dân tộc, Ủy ban trong việc thẩm tra, tham gia thẩm tra và trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo. Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; tăng cường tham gia thảo luận, tranh luận góp phần hoàn thiện các dự án, dự thảo.
Nghị quyết nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khẩn trương chuẩn bị các dự án luật liên quan đến tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức theo Kế hoạch đã được đề ra để sớm xem xét, đưa vào Chương trình trong năm 2018, 2019, bảo đảm các dự án luật được thông qua chậm nhất tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2019).
Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khẩn trương rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những văn bản quy phạm pháp luật khác có vướng mắc, bất cập để kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng; Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp; đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập của đất nước./.
Kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng
Luật quy định kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế-xã hội.
Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội của bộ, ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Luật cũng quy định Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế-quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng theo quy định của luật có liên quan. Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, hiện nay, Bộ Quốc phòng đang thực hiện việc tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (từ 88 xuống còn 18 doanh nghiệp), sẽ không còn doanh nghiệp quốc phòng hoạt động kinh tế đơn thuần và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bình đẳng như các doanh nghiệp khác.
Các đoàn kinh tế-quốc phòng được tổ chức, hoạt động theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật, đứng chân và hoạt động chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người...; có nhiệm vụ tham gia xóa đói, giảm nghèo, củng cố và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đồng thời là đơn vị quản lý, huấn luyện dự bị động viên, sẵn sàng mở rộng, chuyển thành các đơn vị bộ đội chủ lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng. Vì vậy, quy định như dự thảo Luật là phù hợp.
Năm trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang
Về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân, Điều 24 Luật Quốc phòng (sửa đổi) quy định hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước; trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật; trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng quốc phòng và an ninh; hoặc khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh cũng có thể sử dụng lực lượng vũ trang và việc sử dụng này do Chính phủ quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Điều 13 Luật Quốc phòng hiện hành quy định về nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng chưa quy định đầy đủ các trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang, nên việc sử dụng chưa thống nhất. Trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định 5 trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang là phù hợp và cần thiết.
Buổi chiều, với 87,47% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 (Chương trình).
Đưa ba dự án Luật ra khỏi Chương trình năm 2018
Quốc hội quyết nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, bổ sung vào Chương trình các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Trẻ em, Luật Công chứng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, điều chỉnh thời gian trình các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8).
Ngoài ra, các dự án Luật đưa ra khỏi Chương trình năm 2018 là: Luật Dân số; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Công an xã.
Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, tại kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua: Luật Hành chính công; Luật Kiến trúc; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến gồm: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ 8, trình Quốc hội thông qua: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Thư viện; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên (sửa đổi).
Không trình dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng
Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; không trình dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng; bảo đảm tính pháp lý, chính xác, đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo; khắc phục triệt để tình trạng chậm gửi hồ sơ; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội.
Cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Quốc hội sớm tiếp cận, tham gia ý kiến về dự án, dự thảo; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng luật, pháp lệnh.
Bên cạnh đó, Chính phủ dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, dự thảo; thực hiện nghiêm việc tổ chức lấy ý kiến; chấn chỉnh việc tham gia ý kiến của các bộ, ngành có liên quan để bảo đảm chất lượng. Trong quá trình giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo, nếu có ý kiến khác với cơ quan thẩm tra, với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội để xem xét, quyết định; bảo đảm ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được thông qua.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ, tham gia ngay từ đầu với cơ quan trình, cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra; phát huy trách nhiệm của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, toàn thể Hội đồng Dân tộc, Ủy ban trong việc thẩm tra, tham gia thẩm tra và trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo. Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; tăng cường tham gia thảo luận, tranh luận góp phần hoàn thiện các dự án, dự thảo.
Nghị quyết nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khẩn trương chuẩn bị các dự án luật liên quan đến tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức theo Kế hoạch đã được đề ra để sớm xem xét, đưa vào Chương trình trong năm 2018, 2019, bảo đảm các dự án luật được thông qua chậm nhất tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2019).
Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khẩn trương rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những văn bản quy phạm pháp luật khác có vướng mắc, bất cập để kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng; Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp; đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập của đất nước./.
Báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ đánh giá không khách quan về Việt Nam  (08/06/2018)
Tư tưởng vĩ đại Các Mác với cách mạng Việt Nam  (08/06/2018)
Từ quan điểm của V. I. Lê-nin về chủ nghĩa cơ hội đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội ở nước ta hiện nay  (08/06/2018)
Những điểm nổi bật trong công tác xây dựng Đảng ở Thành phố Hồ Chí Minh  (08/06/2018)
Bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Du  (08/06/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Liên bang Micronesia  (08/06/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam