Phiên họp quan trọng thảo luận các vấn đề về kinh tế - xã hội
21:46, ngày 25-05-2018
TCCSĐT - Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 25-5 và sáng 26-5, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 và Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Phiên họp quan trọng này được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Tại phiên khai mạc kỳ họp sáng 21-5, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày trước Quốc hội Báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tình hình những tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới”. Báo cáo tập trung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm 2018.
Báo cáo nêu rõ nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định; các ngành chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Việt Nam đã làm và nỗ lực xử lý được nhiều việc nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục dành thời gian, nguồn lực và tập trung khắc phục.
Về định hướng chỉ đạo điều hành trong thời gian tới, Báo cáo nhấn mạnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ, nhất là năm 2017 và những tháng đầu năm 2018; quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả;” tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; không chủ quan trong chỉ đạo điều hành, chủ động theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; chú trọng giải quyết các vấn đề mới phát sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chủ động nghiên cứu, có chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018, tạo đà cho phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Trong phiên họp tại Tổ thảo luận nội dung này, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những thành tựu toàn diện về kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2017 nhưng cũng nêu lên những lo ngại về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua.
Nhiều ý kiến thẳng thắn về các vấn đề còn gây bức xúc trong xã hội, đề xuất những giải pháp căn bản đối với các vấn đề an sinh xã hội như cần tạo hành lang pháp lý bảo vệ nhân viên y tế, xử lý nghiêm các vụ vi phạm an toàn thực phẩm...
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đấu giá biển số đẹp là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm đề cập, tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều. Có đại biểu cho rằng cần sớm triệt để áp dụng, có đề nghị “cần hết sức cân nhắc”.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) khẳng định, nếu sớm triển khai đấu giá biển số xe ô tô, hằng năm ngân sách sẽ thu về được khoảng 5.000 tỷ đồng từ việc đấu giá hơn 12% số biển số đẹp được sắp xếp có quy cách, biển số được người dân ưa thích và hơn 60% biển số theo yêu cầu của người dân trong tổng kho số. Cho rằng quy định hiện hành chỉ mới đấu giá được một tỷ lệ rất nhỏ biển số xe trong kho biển số hiện có, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đánh giá, đây là biểu hiện của sự lãng phí khi chính sách không phát huy hết được nguồn lực, thu triệt để cho ngân sách.
Cũng trong phiên họp buổi sáng, một trong những vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn trong bức tranh kinh tế - xã hội năm 2017, đó là nợ đọng xây dựng cơ bản và những lãng phí trong đầu tư công, cùng với những vướng mắc trong triển khai Luật Đầu tư công.
Các ý kiến nhận định, qua gần 2 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, mặc dù đã đạt một số kết quả ban đầu quan trọng, song không thể phủ nhận một thực tế là còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện.
Có ý kiến cho rằng, theo quy định tại Nghị quyết 26/2016/QH14 kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cũng như Luật Đầu tư công, không được phép phát sinh nợ xây dựng cơ bản sau 31-12-2014. Tuy nhiên, trên thực tế, qua báo cáo Kiểm toán Nhà nước thì vẫn còn có những nơi, những bộ, ngành, địa phương còn phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Đến năm 2017, con số phát sinh là 14.614 tỷ đồng. Từ đó, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần rà soát, điều chỉnh để không phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Cũng trao đổi về vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư cơ bản của năm 2017 và các tháng đầu năm 2018, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho biết, năm 2017, vốn từ ngân sách nhà nước chỉ giải ngân được 86,8% và vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 45%... Đặc biệt trong quý I-2018 mới đạt 16,3%. Tình hình giải ngân này chắc chắn sẽ tác động đến các dự án, công trình trọng điểm quốc gia như sân bay Long Thành, đường cao tốc phía Đông, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận -Cần Thơ… Không hoàn thành đúng kế hoạch, hậu quả có thể là tăng chi phí đầu tư, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
"Lý giải của Chính phủ về chậm giải ngân đầu năm 2018 là do các bộ, ngành tập trung giải ngân vốn 2017 và ảnh hưởng của Tết Nguyên đán xem ra không thuyết phục" - đại biểu Xuân đặt vấn đề và đề nghị Chính phủ có phân tích căn cơ nguyên nhân và giải pháp hợp lý để đẩy mạnh tốc độ giải ngân và tránh lặp lại trong những năm tiếp theo, hoàn thành các công trình dự án đầu tư đúng kế hoạch.
Các đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính. Vấn đề này phải làm thường xuyên, quyết liệt hơn nữa, không để nợ công, nợ thuế, nợ xấu gia tăng gây áp lực cho nền kinh tế. Chính phủ cần xem xét và giải quyết một cách căn bản, rốt ráo trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Tại phiên khai mạc kỳ họp sáng 21-5, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày trước Quốc hội Báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tình hình những tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới”. Báo cáo tập trung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm 2018.
Báo cáo nêu rõ nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định; các ngành chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Việt Nam đã làm và nỗ lực xử lý được nhiều việc nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục dành thời gian, nguồn lực và tập trung khắc phục.
Về định hướng chỉ đạo điều hành trong thời gian tới, Báo cáo nhấn mạnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ, nhất là năm 2017 và những tháng đầu năm 2018; quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả;” tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; không chủ quan trong chỉ đạo điều hành, chủ động theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; chú trọng giải quyết các vấn đề mới phát sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chủ động nghiên cứu, có chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018, tạo đà cho phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Trong phiên họp tại Tổ thảo luận nội dung này, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những thành tựu toàn diện về kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2017 nhưng cũng nêu lên những lo ngại về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua.
Nhiều ý kiến thẳng thắn về các vấn đề còn gây bức xúc trong xã hội, đề xuất những giải pháp căn bản đối với các vấn đề an sinh xã hội như cần tạo hành lang pháp lý bảo vệ nhân viên y tế, xử lý nghiêm các vụ vi phạm an toàn thực phẩm...
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đấu giá biển số đẹp là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm đề cập, tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều. Có đại biểu cho rằng cần sớm triệt để áp dụng, có đề nghị “cần hết sức cân nhắc”.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) khẳng định, nếu sớm triển khai đấu giá biển số xe ô tô, hằng năm ngân sách sẽ thu về được khoảng 5.000 tỷ đồng từ việc đấu giá hơn 12% số biển số đẹp được sắp xếp có quy cách, biển số được người dân ưa thích và hơn 60% biển số theo yêu cầu của người dân trong tổng kho số. Cho rằng quy định hiện hành chỉ mới đấu giá được một tỷ lệ rất nhỏ biển số xe trong kho biển số hiện có, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đánh giá, đây là biểu hiện của sự lãng phí khi chính sách không phát huy hết được nguồn lực, thu triệt để cho ngân sách.
Cũng trong phiên họp buổi sáng, một trong những vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn trong bức tranh kinh tế - xã hội năm 2017, đó là nợ đọng xây dựng cơ bản và những lãng phí trong đầu tư công, cùng với những vướng mắc trong triển khai Luật Đầu tư công.
Các ý kiến nhận định, qua gần 2 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, mặc dù đã đạt một số kết quả ban đầu quan trọng, song không thể phủ nhận một thực tế là còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện.
Có ý kiến cho rằng, theo quy định tại Nghị quyết 26/2016/QH14 kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cũng như Luật Đầu tư công, không được phép phát sinh nợ xây dựng cơ bản sau 31-12-2014. Tuy nhiên, trên thực tế, qua báo cáo Kiểm toán Nhà nước thì vẫn còn có những nơi, những bộ, ngành, địa phương còn phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Đến năm 2017, con số phát sinh là 14.614 tỷ đồng. Từ đó, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần rà soát, điều chỉnh để không phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Cũng trao đổi về vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư cơ bản của năm 2017 và các tháng đầu năm 2018, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho biết, năm 2017, vốn từ ngân sách nhà nước chỉ giải ngân được 86,8% và vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 45%... Đặc biệt trong quý I-2018 mới đạt 16,3%. Tình hình giải ngân này chắc chắn sẽ tác động đến các dự án, công trình trọng điểm quốc gia như sân bay Long Thành, đường cao tốc phía Đông, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận -Cần Thơ… Không hoàn thành đúng kế hoạch, hậu quả có thể là tăng chi phí đầu tư, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
"Lý giải của Chính phủ về chậm giải ngân đầu năm 2018 là do các bộ, ngành tập trung giải ngân vốn 2017 và ảnh hưởng của Tết Nguyên đán xem ra không thuyết phục" - đại biểu Xuân đặt vấn đề và đề nghị Chính phủ có phân tích căn cơ nguyên nhân và giải pháp hợp lý để đẩy mạnh tốc độ giải ngân và tránh lặp lại trong những năm tiếp theo, hoàn thành các công trình dự án đầu tư đúng kế hoạch.
Các đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính. Vấn đề này phải làm thường xuyên, quyết liệt hơn nữa, không để nợ công, nợ thuế, nợ xấu gia tăng gây áp lực cho nền kinh tế. Chính phủ cần xem xét và giải quyết một cách căn bản, rốt ráo trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
** Buổi chiều, các đại biểu Quốc hội tập trung quan tâm thảo luận chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng, đổi mới mô hình tăng trưởng... Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tham gia giải trình ý kiến của đại biểu.
Về vấn đề đầu tư có yếu tố nước ngoài, một số ý kiến cho rằng tăng trưởng hiện nay đang dựa nhiều vào yếu tố nước ngoài, như vậy là thiếu bền vững.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết kể từ khi có đầu tư nước ngoài (FDI) vào năm 1987, đến nay đã 30 năm, Việt Nam đã thu hút được trên 370 tỷ USD và giải ngân 172 tỷ USD. Hiện còn khoảng 24.800 dự án đang tiếp tục có hiệu lực.
Theo nhìn nhận của đại biểu, đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp nhất định đến nền kinh tế nước ta, đóng góp 20% GDP, 24% tổng vốn đầu tư xã hội và 72% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra còn giải quyết công ăn việc làm, thu ngân sách. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục như vấn đề về môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ... Do đó, trong thời gian tới, cần phải có một chiến lược định hướng thu hút FDI.
Trả lời vấn đề các đại biểu đặt ra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết kết quả phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có sự đóng góp rất lớn của khu vực đầu tư nước ngoài, đã giúp làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam trên cả ba phương diện. Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong sản xuất công nghiệp và chiếm trên 70% tổng giá trị hàng xuất khẩu; tạo ra sự dịch chuyển ngành nghề trong xã hội và tạo việc làm cho 4,2 triệu lao động...
Bộ trưởng cho rằng giải pháp trọng tâm là phải tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sắp tới Chính phủ sẽ có những định hướng mới đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, sẽ chuyển hướng tập trung và lựa chọn những dự án và nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao, sử dụng ít đất đai, tài nguyên và có khả năng lan tỏa chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước.
Liên quan đến những vấn đề đại biểu đặt ra về tốc độ tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định diễn biến tăng trưởng kinh tế, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo quý của năm 2018 sẽ không duy trì được mô hình truyền thống là cứ quý sau cao hơn quý trước.
Lý giải về việc tốc độ tăng trưởng quý I-2018 đạt cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm gần đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích tăng cao một phần là do được so sánh với mức thấp của quý I-2017. Trong khi các quý khác còn lại của năm 2018 lại chưa định hình được những yếu tố bứt phá rõ ràng như năm 2017 và lại phải so sánh với các mốc tính mức giá cao của các quý cuối năm 2017.
Ông cho biết để khắc phục điều này, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành kiên định thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ; đồng thời yêu cầu tăng cường các giải pháp bổ sung, đáp ứng diễn biến tình hình thực tế và chủ động xây dựng, quyết tâm thực hiện các mục tiêu kịch bản tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018 cả nước ở mức cao là 6,7%.
Báo cáo trước Quốc hội về chất lượng tăng trưởng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù còn ở mức thấp nhưng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2017 có nhiều cải thiện và đang dần được nâng lên trên nhiều khía cạnh. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP cao, năng suất lao động; chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) đều có chuyển biến tích cực... Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đang có nhiều tiến bộ. Tăng trưởng đã thúc đẩy phát triển và đảm bảo công bằng xã hội, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.385 USD, tức là tăng xấp xỉ hai lần so với năm 2010. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam cũng đã được tăng lên đáng kể.
Trong các nhân tố, năng suất lao động là một nhân tố cốt lõi quan trọng nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng và thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Việc tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh, mạnh được coi là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao năng suất lao động, giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới.
Ông phân tích năng suất lao động nước ta đang có xu hướng tăng dần trong những năm vừa qua, năm 2017 đạt mức tăng khoảng 6% và tăng bình quân khoảng 4,7%/năm trong giai đoạn 2011 - 2017, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể hài lòng. Đến nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở thứ hạng rất thấp so với khu vực. Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP của Việt Nam tăng khoảng 2,6%, đóng góp khoảng 40,1% vào GDP năm 2017.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ, ngành triển khai xây dựng đề án các giải pháp thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh tác động và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đối với hình thức kinh tế chia sẻ trong các điều kiện cụ thể của Việt Nam; xây dựng đề án về chiến lược quốc gia với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Về vấn đề đầu tư có yếu tố nước ngoài, một số ý kiến cho rằng tăng trưởng hiện nay đang dựa nhiều vào yếu tố nước ngoài, như vậy là thiếu bền vững.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết kể từ khi có đầu tư nước ngoài (FDI) vào năm 1987, đến nay đã 30 năm, Việt Nam đã thu hút được trên 370 tỷ USD và giải ngân 172 tỷ USD. Hiện còn khoảng 24.800 dự án đang tiếp tục có hiệu lực.
Theo nhìn nhận của đại biểu, đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp nhất định đến nền kinh tế nước ta, đóng góp 20% GDP, 24% tổng vốn đầu tư xã hội và 72% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra còn giải quyết công ăn việc làm, thu ngân sách. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục như vấn đề về môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ... Do đó, trong thời gian tới, cần phải có một chiến lược định hướng thu hút FDI.
Trả lời vấn đề các đại biểu đặt ra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết kết quả phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có sự đóng góp rất lớn của khu vực đầu tư nước ngoài, đã giúp làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam trên cả ba phương diện. Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong sản xuất công nghiệp và chiếm trên 70% tổng giá trị hàng xuất khẩu; tạo ra sự dịch chuyển ngành nghề trong xã hội và tạo việc làm cho 4,2 triệu lao động...
Bộ trưởng cho rằng giải pháp trọng tâm là phải tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sắp tới Chính phủ sẽ có những định hướng mới đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, sẽ chuyển hướng tập trung và lựa chọn những dự án và nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao, sử dụng ít đất đai, tài nguyên và có khả năng lan tỏa chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước.
Liên quan đến những vấn đề đại biểu đặt ra về tốc độ tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định diễn biến tăng trưởng kinh tế, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo quý của năm 2018 sẽ không duy trì được mô hình truyền thống là cứ quý sau cao hơn quý trước.
Lý giải về việc tốc độ tăng trưởng quý I-2018 đạt cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm gần đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích tăng cao một phần là do được so sánh với mức thấp của quý I-2017. Trong khi các quý khác còn lại của năm 2018 lại chưa định hình được những yếu tố bứt phá rõ ràng như năm 2017 và lại phải so sánh với các mốc tính mức giá cao của các quý cuối năm 2017.
Ông cho biết để khắc phục điều này, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành kiên định thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ; đồng thời yêu cầu tăng cường các giải pháp bổ sung, đáp ứng diễn biến tình hình thực tế và chủ động xây dựng, quyết tâm thực hiện các mục tiêu kịch bản tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018 cả nước ở mức cao là 6,7%.
Báo cáo trước Quốc hội về chất lượng tăng trưởng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù còn ở mức thấp nhưng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2017 có nhiều cải thiện và đang dần được nâng lên trên nhiều khía cạnh. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP cao, năng suất lao động; chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) đều có chuyển biến tích cực... Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đang có nhiều tiến bộ. Tăng trưởng đã thúc đẩy phát triển và đảm bảo công bằng xã hội, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.385 USD, tức là tăng xấp xỉ hai lần so với năm 2010. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam cũng đã được tăng lên đáng kể.
Trong các nhân tố, năng suất lao động là một nhân tố cốt lõi quan trọng nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng và thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Việc tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh, mạnh được coi là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao năng suất lao động, giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới.
Ông phân tích năng suất lao động nước ta đang có xu hướng tăng dần trong những năm vừa qua, năm 2017 đạt mức tăng khoảng 6% và tăng bình quân khoảng 4,7%/năm trong giai đoạn 2011 - 2017, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể hài lòng. Đến nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở thứ hạng rất thấp so với khu vực. Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP của Việt Nam tăng khoảng 2,6%, đóng góp khoảng 40,1% vào GDP năm 2017.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ, ngành triển khai xây dựng đề án các giải pháp thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh tác động và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đối với hình thức kinh tế chia sẻ trong các điều kiện cụ thể của Việt Nam; xây dựng đề án về chiến lược quốc gia với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Thủ tướng tiếp Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lào  (25/05/2018)
Australia coi trọng phát triển hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh  (25/05/2018)
Hội nghị “Gặp gỡ châu Âu năm 2018”  (25/05/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên