Cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng tài năng cho lớp nghệ sĩ trẻ
Ngày 28-4, tại Hội thảo khoa học “Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam (1918 - 2018) - Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển”, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ, Cải lương là nghệ thuật tổng hợp, là kết quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp thu và cải biến các thành tố nghệ thuật từ cung đình đến dân gian, từ Đông sang Tây, từ Bắc, Trung vào Nam. Do vậy, cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng tài năng cho lớp nghệ sĩ trẻ để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, tuy thời gian hình thành nghệ thuật Cải lương không là quá dài nhưng vốn dĩ Cải lương rất phong phú và sinh động. Đặc biệt hơn khi cái tên “Cải lương” chính là cách gọi ngắn gọn của “Cải cách hát ca theo tiến bộ. Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. Qua đó, cho thấy được tính chất đổi mới, cách tân không ngừng của bộ môn nghệ thuật này. Đó là quá trình gắn bó với nhu cầu tinh thần của nhân dân và quá trình biến đổi không ngừng để dung nạp những yếu tố tích cực, cũng như đào thải các yếu tố tiêu cực, lỗi thời.
Tuy vậy, so với sự phát triển của xã hội hiện nay, cải lương dần đang tụt hậu, xa rời với quần chúng, các tầng lớp nhân dân. Đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng, có những giai đoạn, chính khán giả lại quay lưng với Cải lương, giống như đã từng quay lưng với Tuồng, Chèo. Thế nhưng với tính năng động vốn có và tinh thần sáng tạo của nghệ sĩ, Cải lương đã tự điều chỉnh, tự thích ứng để tồn tại cùng với những loại hình nghệ thuật khác và đối mặt không ít khó khăn, thách thức.
Do vậy, để nghệ thuật cải lương được bảo tồn và phát triển, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đề nghị: Ngoài lớp nghệ sĩ tiên phong, cần tiếp tục bổ sung, bồi dưỡng, đào tạo tài năng cho các nghệ sĩ trẻ. Các cấp, ngành, đơn vị quản lý, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và các tỉnh, thành, các cơ quan báo chí cần tiếp tục quan tâm hơn nữa, tạo nguồn lực và điều kiện để giúp nghệ thuật Cải lương có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật truyền thống của đất nước, trong không gian văn hóa của cải lương, đờn ca tài tử Nam bộ.
Tại Hội thảo, Nghệ sĩ ưu tú Trần Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng nghệ thuật Cải lương hiện đang lạc hậu, đi ngược lại với bản chất vốn có của Cải lương là luôn tiếp thu, phát huy những cái mới, hiện đại. Thêm vào đó, Cải lương đang bị kịch nói hóa và mất đi những đặc trưng riêng khi cùng tồn tại song song với những loại hình nghệ thuật khác. Do vậy, theo ông Ngọc, cần thiết có một chiến lược đào tạo bài bản cho các nghệ sĩ, đạo diễn nghệ thuật Cải lương để họ hiểu hơn về nghề và làm việc một cách chuyên nghiệp. Từ chiến lược này mới có thể phát triển nghệ thuật cải lương bền vững, đến gần hơn với khán giả.
Hơn 30 năm đam mê và theo đuổi nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Linh Huyền chia sẻ đang ấp ủ thực hiện Đề án Xây dựng Bảo tàng nghệ thuật cải lương, sẽ là nơi lưu giữ những giá trị, tư liệu về nghệ thuật cải lương nhằm giới thiệu đến tất cả mọi người, du khách nước ngoài; đồng thời, mong muốn xây dựng nhà hát cải lương theo tiêu chuẩn quốc tế, là điểm đến giao lưu nghệ thuật dân gian của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế.
Hội thảo khoa học “Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam (1918 - 2018) - Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển”do Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội nghệ sĩ Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật Cải lương.
Hơn 40 bài tham luận của các nhà chuyên môn đã được gửi về Hội thảo, nhằm đánh giá, nhìn nhận và đưa ra những giải pháp phù hợp phát triển nghệ thuật Cải lương, đáp ứng được yêu cầu giữ gìn, phát huy những giá trị dân tộc trong bối cảnh đất nước phát triển và hội nhập, toàn cầu hóa./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32  (28/04/2018)
Phát động Tháng Nhân đạo 2018: Nhân đạo - từ nhận thức tới hành động  (28/04/2018)
Thủ tướng dự tọa đàm bàn tròn với các công ty đa quốc gia  (28/04/2018)
Lễ hợp long cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh và Hải Phòng  (28/04/2018)
Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023  (28/04/2018)
Tăng cường giáo dục lịch sử Đảng để chống lại các quan điểm sai trái  (27/04/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên