Tăng cường giáo dục lịch sử Đảng để chống lại các quan điểm sai trái
23:58, ngày 27-04-2018
Chiều 27-4, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” (Chỉ thị 15); triển khai Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” (Chỉ thị 20).
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự lãnh đạo của các cấp ủy các cấp, việc triển khai Chỉ thị 15 đã đạt được những kết quả quan trọng. Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 15, cả nước đã có 10.325 công trình khoa học lịch sử Đảng, trong đó có 865 công trình cấp tỉnh; 1.336 công trình cấp quận, huyện; 6.385 công trình cấp phường, xã; 1.371 công trình của các sở, ban, ngàn đoàn thể và 365 công trình do Viện Lịch sử Đảng biên soạn và xuất bản.
Sau khi Chỉ thị 15 ra đời, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch gửi các ban, ngành ở Trung ương, Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để phối hợp triển khai những nội dung cơ bản của Chỉ thị. Việc quán triệt Chỉ thị đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng, lịch sử ban, ngành, đoàn thể. Nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể.
Đặc biệt, là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã tập trung nghiên cứu, bổ sung, nâng cao chất lượng 3 tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và 7 tập Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Viện đã biên soạn, xuất bản một số công trình lịch sử Đảng quan trọng như: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Liên khu IV (1945 - 1954); Biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử Chính phủ Việt Nam tập 3 (1976 - 2005); Biên niên Lịch sử Chính phủ tập 3 (1976 - 1985) và tập 4 (1976 - 2005); Lịch sử đấu tranh của các chiến sỹ yêu nước và cách mạng tại Nhà tù Côn Đảo (1862 - 1975)…
Nhìn chung, các công trình đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, có sức hấp dẫn, góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, tổng kết lý luận và cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Quán triệt, triển khai Chỉ thị số 20, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Chỉ thị số 20 thể hiện nhận thức mới, tư duy mới của Đảng và sự quan tâm đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong giai đoạn mới. Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 20, trước hết cần phải nắm chắc nội dung của Chỉ thị, đặc biệt là sự phát triển về nhận thức và những điểm mới của Chỉ thị số 20.
Theo Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng, nếu như Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư mới tập trung vào công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thì Chỉ thị số 20 đã khẳng định nội hàm của công tác lịch sử Đảng rộng hơn, không chỉ là công tác nghiên cứu, biên soạn mà trên cơ sở kết quả nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng nhằm bồi dưỡng ý chính và tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng thấm sâu vào tâm trí của mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, tạo động lực và năng lực nội sinh để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Từ nhận thức đó, cùng với việc khẳng định “tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng”, Ban Bí thư nhấn mạnh đến công tác “tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.
Điểm mới của Chỉ thị 20 là ngoài việc giao nhiệm vụ chung cho cấp ủy, Ban Bí thư đã giao “trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên là thường trực cấp ủy các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác lịch sử Đảng.” Chủ trương này đòi hỏi thường trực cấp ủy các cấp cần phải sát sao hơn nữa trong chỉ đạo công tác lịch sử Đảng nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.
Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến Việt Nam, tạo ra những vận hội song cũng chứa đựng nhiều nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sâu sắc đi đôi với tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng càng trở nên đặc biệt quan trọng nhằm chống lại các quan điểm sai trái, luận điểm phản động bôi nhọ lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của các thế lực thù địch.
Việc tổ chức quán triệt Chỉ thị 20 góp phần làm thay đổi một bước nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo các cấp về vị trí, tầm quan trọng của việc tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng.
Với tư cách là cơ quan nghiên cứu đầu ngành, Viện Lịch sử Đảng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của các công trình lịch sử chung toàn Đảng; chú trọng nghiên cứu, biên niên sự kiện lịch sử Đảng, văn kiện Đảng. Cùng với đó, tập trung nghiên cứu những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng, đồng thời, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực sau hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới…
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành ủy đã trao đổi, thảo luận về những kết quả đạt được trong thực hiện Chỉ thị số 15, nêu lên những thuận lợi, khó khăn; đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 20.
Với những thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, nhân dịp này, Viện Lịch sử Đảng đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 12 tập thể được trao tặng bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 21 cá nhân được trao tặng Bằng khen của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh./.
Báo cáo tại hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự lãnh đạo của các cấp ủy các cấp, việc triển khai Chỉ thị 15 đã đạt được những kết quả quan trọng. Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 15, cả nước đã có 10.325 công trình khoa học lịch sử Đảng, trong đó có 865 công trình cấp tỉnh; 1.336 công trình cấp quận, huyện; 6.385 công trình cấp phường, xã; 1.371 công trình của các sở, ban, ngàn đoàn thể và 365 công trình do Viện Lịch sử Đảng biên soạn và xuất bản.
Sau khi Chỉ thị 15 ra đời, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch gửi các ban, ngành ở Trung ương, Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để phối hợp triển khai những nội dung cơ bản của Chỉ thị. Việc quán triệt Chỉ thị đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng, lịch sử ban, ngành, đoàn thể. Nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể.
Đặc biệt, là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã tập trung nghiên cứu, bổ sung, nâng cao chất lượng 3 tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và 7 tập Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Viện đã biên soạn, xuất bản một số công trình lịch sử Đảng quan trọng như: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Liên khu IV (1945 - 1954); Biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử Chính phủ Việt Nam tập 3 (1976 - 2005); Biên niên Lịch sử Chính phủ tập 3 (1976 - 1985) và tập 4 (1976 - 2005); Lịch sử đấu tranh của các chiến sỹ yêu nước và cách mạng tại Nhà tù Côn Đảo (1862 - 1975)…
Nhìn chung, các công trình đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, có sức hấp dẫn, góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, tổng kết lý luận và cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Quán triệt, triển khai Chỉ thị số 20, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Chỉ thị số 20 thể hiện nhận thức mới, tư duy mới của Đảng và sự quan tâm đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong giai đoạn mới. Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 20, trước hết cần phải nắm chắc nội dung của Chỉ thị, đặc biệt là sự phát triển về nhận thức và những điểm mới của Chỉ thị số 20.
Theo Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng, nếu như Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư mới tập trung vào công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thì Chỉ thị số 20 đã khẳng định nội hàm của công tác lịch sử Đảng rộng hơn, không chỉ là công tác nghiên cứu, biên soạn mà trên cơ sở kết quả nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng nhằm bồi dưỡng ý chính và tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng thấm sâu vào tâm trí của mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, tạo động lực và năng lực nội sinh để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Từ nhận thức đó, cùng với việc khẳng định “tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng”, Ban Bí thư nhấn mạnh đến công tác “tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.
Điểm mới của Chỉ thị 20 là ngoài việc giao nhiệm vụ chung cho cấp ủy, Ban Bí thư đã giao “trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên là thường trực cấp ủy các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác lịch sử Đảng.” Chủ trương này đòi hỏi thường trực cấp ủy các cấp cần phải sát sao hơn nữa trong chỉ đạo công tác lịch sử Đảng nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.
Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến Việt Nam, tạo ra những vận hội song cũng chứa đựng nhiều nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sâu sắc đi đôi với tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng càng trở nên đặc biệt quan trọng nhằm chống lại các quan điểm sai trái, luận điểm phản động bôi nhọ lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của các thế lực thù địch.
Việc tổ chức quán triệt Chỉ thị 20 góp phần làm thay đổi một bước nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo các cấp về vị trí, tầm quan trọng của việc tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng.
Với tư cách là cơ quan nghiên cứu đầu ngành, Viện Lịch sử Đảng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của các công trình lịch sử chung toàn Đảng; chú trọng nghiên cứu, biên niên sự kiện lịch sử Đảng, văn kiện Đảng. Cùng với đó, tập trung nghiên cứu những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng, đồng thời, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực sau hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới…
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành ủy đã trao đổi, thảo luận về những kết quả đạt được trong thực hiện Chỉ thị số 15, nêu lên những thuận lợi, khó khăn; đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 20.
Với những thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, nhân dịp này, Viện Lịch sử Đảng đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 12 tập thể được trao tặng bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 21 cá nhân được trao tặng Bằng khen của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh./.
Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp  (27/04/2018)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự APSC 17 và ACC 21  (27/04/2018)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Philippines  (27/04/2018)
Tiếp tục các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại Singapore  (27/04/2018)
Bài viết của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam  (27/04/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên