Khánh thành trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
22:35, ngày 25-04-2018
Ngày 25-4, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khánh thành trụ sở làm việc mới tại địa chỉ đường 57, phường Cát Lái, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Hồng Quang, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẳng định, việc trụ sở mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng và đến nay đã hoàn thành thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với hệ thống tư pháp nói chung và ngành Tòa án nói riêng, cụ thể hóa Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013.
Suốt một thời gian dài, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phải chia sẻ nơi làm việc với Vụ công tác phía Nam Tòa án nhân dân Tối cao, chia sẻ phòng xét xử với Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận thấy sự khó khăn và sự đòi hỏi cấp thiết về một trụ sở làm việc hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, ngày 23-9-2013, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình được khởi công ngày 16-5-2015, do Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm nhà thầu thi công.
Với khối lượng công việc rất nhiều, số lượng án hàng năm lớn, đồng chí Lê Hồng Quang mong muốn các thẩm phán, cán bộ, người lao động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng rèn luyện công tác nghiệp vụ, sử dụng có hiệu quả công trình trụ sở làm việc mới với nhiều trang thiết bị hiện đại, qua đó nâng cao chất lượng công tác xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của đất nước.
Công trình trụ sở làm việc mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, thuộc công trình trụ sở cấp I với trang thiết bị hiện đại gồm hệ thống camera, âm thanh, internet, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động... Công trình có tổng vốn đầu tư là 430 tỷ đồng./.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Hồng Quang, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẳng định, việc trụ sở mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng và đến nay đã hoàn thành thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với hệ thống tư pháp nói chung và ngành Tòa án nói riêng, cụ thể hóa Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013.
Suốt một thời gian dài, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phải chia sẻ nơi làm việc với Vụ công tác phía Nam Tòa án nhân dân Tối cao, chia sẻ phòng xét xử với Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận thấy sự khó khăn và sự đòi hỏi cấp thiết về một trụ sở làm việc hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, ngày 23-9-2013, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình được khởi công ngày 16-5-2015, do Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm nhà thầu thi công.
Với khối lượng công việc rất nhiều, số lượng án hàng năm lớn, đồng chí Lê Hồng Quang mong muốn các thẩm phán, cán bộ, người lao động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng rèn luyện công tác nghiệp vụ, sử dụng có hiệu quả công trình trụ sở làm việc mới với nhiều trang thiết bị hiện đại, qua đó nâng cao chất lượng công tác xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của đất nước.
Công trình trụ sở làm việc mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, thuộc công trình trụ sở cấp I với trang thiết bị hiện đại gồm hệ thống camera, âm thanh, internet, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động... Công trình có tổng vốn đầu tư là 430 tỷ đồng./.
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc đảm bảo quyền của người bản địa  (25/04/2018)
Các hoạt động của Phó Chủ tịch nước tại Australia  (25/04/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt  (25/04/2018)
Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ  (25/04/2018)
Cảm hứng cội nguồn trong thơ viết về Đền Hùng  (25/04/2018)
Cảm hứng cội nguồn trong thơ viết về Đền Hùng  (25/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên