IMF hối thúc Mỹ và Trung Quốc giải quyết căng thẳng thương mại
Tại buổi họp báo sau khi kết thúc phiên họp của Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (IMFC), cơ quan hoạch định chính sách của IMF, bà Lagarde cho rằng Mỹ và Trung Quốc cần nỗ lực giải quyết bất đồng dựa trên nền tảng thương mại tự do và trong khuôn khổ các thể chế đa phương.
Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh là một cộng đồng toàn cầu, các bên cần duy trì thương mại cởi mở và đảm bảo hoạt động trong khuôn khổ hệ thống đa phương và phải giải quyết những tranh chấp nảy sinh.
Trước đó, bà Lagarde từng cảnh báo sẽ không có người thắng cuộc nếu một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra, hậu quả là sự tổn hại tới lòng tin, môi trường đầu tư và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các phát biểu trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin Mnuchin cho biết, ông đang cân nhắc tiến hành chuyến thăm Bắc Kinh để thảo luận các vấn đề thương mại với người đồng cấp Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc sau đó đã ra thông báo hoan nghênh kế hoạch cử các quan chức thương mại Mỹ sang Trung Quốc để thảo luận về các vấn đề kinh tế và thương mại.
Trong nhiều tuần qua, việc Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra chính sách thuế đối đầu đã làm dấy lên quan ngại về một cuộc chiến thương mại. Washington đã công bố danh sách các mặt hàng nhập từ Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn.
Bắc Kinh cũng đáp trả với một danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Mỹ như đậu nành, ôtô và máy bay hạng nhẹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn khi vào thị trường Trung Quốc.
Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump hôm 05-4 cảnh báo sẽ nâng gấp đôi (lên 100 tỷ USD) tổng giá trị các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc phải chịu các mức thuế bổ sung./.
Những đóng góp vĩ đại của Lênin còn nguyên giá trị thời đại  (22/04/2018)
Hàn Quốc rà soát chương trình nghị sự cho cuộc gặp thượng đỉnh  (22/04/2018)
Truyền thông thế giới đánh giá cao thành tựu kinh tế của Việt Nam  (22/04/2018)
Hà Nội khởi công dự án đường trên cao Ngã Tư Sở-cầu Vĩnh Tuy  (22/04/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ niệm 24 năm Ngày quốc khánh Nam Phi  (22/04/2018)
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp ngày càng thực chất, hiệu quả  (22/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên