Đưa quan hệ Việt - Anh lên tầm đối tác phát triển
Hai Thủ tướng đã thông báo cho nhau tình hình của mỗi nước, trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương Việt Nam - Anh, trong đó tập trung vào hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại và hợp tác giáo dục-đào tạo. Hai Thủ tướng cũng trao đổi về những vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực của quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Trao đổi thương mại hai chiều năm 2007 đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2006, đứng thứ tư trong số các nước Liên minh châu Âu (EU) có quan hệ thương mại với Việt Nam. Anh hiện có 100 dự án đầu tư đang được triển khai ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp đạt gần 1,5 tỉ USD, đứng thứ ba trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, mở cửa các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đẩy mạnh việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện nghiêm túc các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Việt Nam luôn đánh giá cao các doanh nghiệp của Anh, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của Anh đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho phép ngân hàng HSBC và Standard Chartered thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam theo đúng cam kết WTO.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao hoạt động hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước và coi đây là một trong những ưu tiên hợp tác hàng đầu trong thời gian tới. Thủ tướng hoan nghênh việc hai bên ký kết Bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về hợp tác giáo dục, tăng cường các hoạt động liên kết đào tạo, liên kết các trường đại học, đào tạo giảng viên đại học, hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo viên tiếng Anh và tăng cường năng lực giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Anh đã tăng đáng kể viện trợ phát triển cho Việt Nam, đưa Anh trở thành nước viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam lớn nhất trong EU và cảm ơn Chính phủ Anh đã ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ toàn diện với EU.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi giữa hai nước tại Hội đồng Bảo an cũng như trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, đồng thời đánh giá cao việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước nhằm tăng cường hợp tác và đối thoại chính trị trong thời gian tới.
Thủ tướng Gô-đơn Bờ-rao cam kết tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhà lãnh đạo Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ủng hộ và đánh giá cao việc Việt Nam ủng hộ Tuyên bố kêu gọi hành động thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ do ông và Tổng thư ký Liên hợp quốc khởi xướng, và đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao quốc tế về sáng kiến Một Liên hợp quốc vào cuối năm 2008.
Thủ tướng Gô-đơn Bờ-rao đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay và khẳng định Anh coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Ông đề nghị hai bên tăng cường hợp tác và trao đổi tại Hội đồng Bảo an cũng như tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực.
Thủ tướng Gô-đơn Bờ-rao ủng hộ tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đánh giá cao việc hai bên ký kết Hiệp định cấp Chính phủ trong lĩnh vực này và cam kết tăng cường đào tạo tiếng Anh cho Việt Nam, nhất là đào tạo giáo viên tiếng Anh cho các trường phổ thông cơ sở; tăng cường nguồn hỗ trợ cho học sinh nghèo.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam là một trong 17 đối tác ưu tiên thương mại của Anh, đánh giá cao việc nhiều thoả thuận, hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp hai bên được ký kết trong dịp này.
Thủ tướng Gô-đơn Bờ-rao cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam cho phép hai ngân hàng HSBC và Standard Chartered thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam là thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ gửi tới giới đầu tư, tài chính của Anh. Ông khẳng định sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước này sang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Anh cũng nhấn mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực nhập cư, chống buôn bán người trái phép và tội phạm có tổ chức, đề nghị hai nước hợp tác chặt chẽ hơn, tạo thuận lợi và khuyến khích nhập cư hợp pháp, nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, giáo dục và du lịch giữa hai nước.
Hai Thủ tướng nhất trí sẽ tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai bên trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Thủ tướng Gô-đơn Bờ-rao sang thăm chính thức Việt Nam trong một dịp tới đây và Thủ tướng Gô-đơn Bờ-rao đã vui vẻ nhận lời.
Kết thúc hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung của chuyến thăm, nhất trí cùng nỗ lực đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một bước mới, phát triển sâu rộng hơn, xây dựng quan hệ song phương trở thành Quan hệ đối tác vì sự phát triển.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến ký kết hợp tác chính trị giữa hai nước, hợp tác về giáo dục và kế hoạch hỗ trợ của Anh cho Việt Nam giai đoạn 2008-2011.
Những chuyển động mới trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở Mỹ  (06/03/2008)
Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khoá XI khai mạc  (06/03/2008)
Phát triển toàn diện giai cấp công nhân, vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (05/03/2008)
Phát triển toàn diện giai cấp công nhân, vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (05/03/2008)
Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam  (05/03/2008)
Thủ tướng quyết định thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia  (05/03/2008)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên