Việt Nam tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào
Nhờ chính sách thông thoáng, sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của hai Đảng, hai nhà nước trong suốt 40 năm qua, nhiều doanh nghiệp hai nước đã đẩy mạnh đầu tư, góp phần xây dựng quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào bền vững.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư Lào, kể từ năm 1989, khi Chính phủ Lào mở cửa khuyến khích đầu tư đến nay, đầu tư của Việt Nam sang Lào đã liên tục gia tăng và hiện Việt Nam đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với số vốn khoảng 3,7 tỷ USD.
Các lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư Việt Nam gồm dịch vụ, nông-lâm nghiệp, năng lượng điện và khai thác mỏ.
Nhiều dự án của Việt Nam tại Lào đã hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội của Lào, góp phần tăng thu ngân sách cho Chính phủ Lào khoảng 240-260 triệu USD mỗi năm, tạo ra khoảng 35.000 việc làm cho lao động địa phương, giúp Lào thực hiện tốt chính sách xóa nghèo. Những thành quả này đã được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao.
Trong khi đó, số liệu Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cho biết Lào hiện vẫn là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam với 408 dự án.
Với sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của hai Đảng, hai Nhà nước và quyết tâm của hai Chính phủ trong việc tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế, dự kiến, trong thời gian tới, các doanh nghiệp hai nước sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn nữa ở mỗi nước.
Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Lào Sounthone Sayachac đánh giá Việt Nam hiện nằm trong tốp đầu trong số các quốc gia đầu tư tại Lào, trong khi trao đổi hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước ngày càng gia tăng, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng trước sự giúp đỡ, hợp tác kinh tế và đầu tư của Việt Nam tại Lào. Thủ tướng cho rằng đầu tư của Lào ở Việt Nam cũng bắt đầu có chiều hướng tốt hơn.
Theo Thủ tướng, đây là thành quả của việc phát huy tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai nước ở thời điểm hiện tại. Thủ tướng Sisoulith tin tưởng rằng trong tương lai hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy, phát huy xu hướng tích cực này.
Minh chứng cho mối quan hệ hợp tác đặc biệt này là Ngân hàng LaoVietBank - ngân hàng liên doanh đầu tiên của hai nước.
Ra đời từ năm 1999, sau 18 năm có mặt tại thị trường Lào, từ số vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu USD, liên doanh này hiện đã tổng tài sản lên tới 1,15 tỷ USD, với số vốn điều lệ là 100 triệu USD, lọt vào tốp 5 ngân hàng lớn nhất tại Lào.
Trong những năm qua, không chỉ làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa hai nền kinh tế, liên doanh này còn có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của Lào, trở thành một trong những biểu tượng đẹp trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn phóng viên, ông Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám đốc LaoVietBank, đánh giá cao sự phát triển của Lào, coi đây là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Lào./.
Kim ngạch xuất khẩu của Tây Nguyên đạt cao nhất từ trước đến nay  (18/12/2017)
Đưa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống  (18/12/2017)
Chủ tịch nước thăm và làm việc với lực lượng vũ trang Quân khu 1  (18/12/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên