Người dân Anh không còn thiết tha rời khỏi EU
Trang thông tin điện tử của báo Independent ngày 16-12 đăng tải kết quả thăm dò do BMG thực hiện từ ngày 05 đến 08-12 với sự tham gia của 1.400 người, theo đó số người dân Anh muốn nước này ở lại EU chiếm tới 51%, trong khi số người có ý kiến ngược lại là 41%.
Theo The Independent, kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân vào giữa năm 2016 đến nay, việc Anh "ở lại" hay "ra đi" là chủ đề thăm dò được tập trung khai thác tối đa. Tuy nhiên, The Independent cho biết sự chuyển biến này không xuất phát từ sự thay đổi quan điểm của những người trước đó đã bỏ phiếu ủng hộ tiến trình Brexit, mà từ nhóm cử tri không tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân nói trên. Theo đánh giá của nhà phân tích bầu cử Mike Smithson, cựu chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do, đây là cuộc thăm dò cho kết quả "ở lại" nhiều nhất kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân.
Trước đó, trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 6-2016 về Brexit, 52% cử tri Anh cho ý kiến ủng hộ rời EU và 48% có ý kiến ngược lại.
Liên quan đến tiến trình Brexit, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson, nhân vật hàng đầu ủng hộ Brexit cho rằng London cần đấu tranh để đạt được một thỏa thuận thương mại vững chắc với EU và tránh trở thành một quốc gia lệ thuộc vào khối liên minh này. Trong bài phỏng vấn đăng tải ngày 17-12, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh cho rằng chính phủ nước này phải hướng đến mục tiêu "tối đa hóa các lợi ích của Brexit" thông qua việc tách biệt khỏi các quy định của EU để từ đó có thể triển khai "các thỏa thuận thương mại tự do thích hợp" với nhiều nước khác.
Trong tuần qua, Thủ tướng Anh Theresa May đã đạt được một thỏa thuận với EU về việc khởi động giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đàm phán về Brexit liên quan đến thỏa thuận thương mại giữa hai bên và một thỏa thuận giai đoạn chuyển tiếp có thời hạn 2 năm sau khi Anh chính thức rời khỏi EU, dự kiến vào tháng 3-2019. Tuy nhiên, hiện nhà lãnh đạo Anh đang đối mặt với thách thức, đó là sự chia rẽ trong chính nội bộ Chính phủ Anh các về những điều khoản cụ thể trong thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU./.
Thủ tướng Lào đánh giá cao hoạt động của hai ủy ban hợp tác Lào-Việt  (17/12/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại Khánh Hòa  (17/12/2017)
Chủ động công tác phòng, chống thiên tai ảnh hưởng bão Kai-tak gây ra  (17/12/2017)
Khánh thành Cột cờ cao 31,43m tại vùng biên giới Lũng Pô  (17/12/2017)
Khẳng định vai trò của lực lượng công an trong chiến dịch Mậu Thân  (17/12/2017)
Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng đói nghèo tại Mỹ ở "mức báo động"  (17/12/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên