Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn
TCCSĐT - Ngày 11-12-2017, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo Điểm lại, một ấn phẩm bán thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam của WB.
Theo nhận định của Báo cáo, tăng trưởng của Việt Nam dự kiến tăng 6,7% năm 2017. Nhìn về trung hạn, tăng trưởng được dự báo sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%, lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp.
Sức cầu trong nước mạnh hơn, các ngành chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đang từng bước phục hồi là các yếu tố tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,4% trong 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước. Ngành chế tạo và dịch vụ lần lượt đạt tăng trưởng 7,3% và 12,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhận định: “Đà tăng trưởng các nền kinh tế lớn được đẩy mạnh và thương mại toàn cầu đang hồi phục trong năm 2017; nhờ thu nhập tăng lên và tỷ lệ nghèo giảm xuống, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm mới khởi sắc với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định”.
Lạm phát thấp và mức lương thực tế tăng giúp duy trì sức cầu trong nước và tiêu dùng tư nhân ở mức cao. Đồng thời, kinh tế toàn cầu khởi sắc cũng trợ lực cho ngành nông nghiệp, các ngành chế tạo định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng việc làm tiếp tục tăng với 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra trong ngành công nghiệp chế tạo trong 3 năm qua và 700.000 việc làm mới được bổ sung ở các ngành xây dựng, bán lẻ và dịch vụ, góp phần tăng tổng năng suất lao động. Nhu cầu lao động cao hơn góp phần khiến lương tăng nhanh, với mức lương tăng khoảng 15% từ năm 2004 đến năm 2016. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn. Mặc dù việc giải quyết nợ xấu đã có những tiến triển, nhưng tỷ lệ an toàn vốn ở một số ngân hàng còn chưa được bảo đảm, nhất là trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cao.
Báo cáo ghi nhận tình hình tài khóa đang được thắt chặt hơn, dẫn đến bội chi ngân sách giảm xuống và tốc độ tăng nợ công cũng được kiềm chế. Tuy nhiên, cắt giảm đầu tư công xuống còn 16% tổng chi trong 6 tháng đầu năm 2017 so với 25% trong những năm qua, chưa hẳn đã được cho là bền vững về lâu dài khi Việt Nam vẫn cần đầu tư nhiều cho hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai. Trong khi đó, cải cách cơ cấu chậm cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hiện nay, nhất là khi tốc độ tăng đầu tư đang yếu đi. Tăng cường khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu là hướng đi để nâng cao tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn.
Theo ý kiến của ông Sebastian Eckardt: “Cải cách cơ cấu vẫn là ưu tiên trọng tâm trong điều kiện tăng trưởng năng suất chưa cao. Trên cơ sở những tiến triển đạt được, Việt Nam có thể tiếp tục nâng tốc độ tăng năng suất qua đầu tư vào kỹ năng và hạ tầng cần có, đồng thời tăng cường chiều sâu cải cách về môi trường kinh doanh, khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước”.
Chuyên đề đặc biệt của Báo cáo Điểm lại kỳ này tập trung vào chủ đề cải thiện năng suất và công bằng trong chi tiêu công. Khi nợ công tiến sát hạn mức 65% GDP theo luật định, Chính phủ Việt Nam phải đối mặt với những hạn chế đòi hỏi phải thắt chặt ngân sách trong vài năm tới. Chuyên đề đặc biệt kỳ này cũng phân tích những cải cách chi tiêu căn bản ở các dịch vụ công thiết yếu để nêu ra cơ hội kiềm chế tăng chi thông qua cải thiện năng suất chi tiêu./.
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII  (11/12/2017)
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII  (11/12/2017)
Hội thi Tay nghề Dầu khí lần thứ V: 227 thí sinh tham gia thi 11 nghề  (11/12/2017)
Khai mạc trọng thể Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI  (11/12/2017)
Lắm kiểu "cài số" "lùi"... "tiến" tuổi nghỉ hưu  (11/12/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-12-2017)  (11/12/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay