Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc hỗ trợ thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo
Tuần qua, Ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thảo luận về đề mục “Xóa nghèo” trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 72.
Tại phiên thảo luận, các nước chia sẻ các kinh nghiệm quốc gia trong xóa đói, giảm nghèo, nêu các thách thức đối với những nỗ lực này trên bình diện quốc tế và ở từng quốc gia.
Quan điểm chung của các nước đều cho rằng xóa nghèo là mục tiêu bao trùm nhất, có tính quyết định đối với các Mục tiêu Phát triển bền vững khác; nghèo đói là một hiện tượng “đa chiều” cần được định nghĩa không chỉ theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người.
Để đạt được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo dưới mọi hình thức về trên mọi bình diện, cần có những chiến lược phát triển phù hợp, cân bằng trên cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường.
Các chính sách xã hội nhằm bảo đảm an sinh, cung cấp dịch vụ công cơ bản, thúc đẩy bình đẳng giới… có vai trò quyết định đối với tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự hỗ trợ về nguồn lực từ các quốc gia phát triển đối với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ và xóa bỏ hố ngăn cách về khoa học - kỹ thuật - sáng tạo giữa các quốc gia và trong phạm vi các quốc gia.
Đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có bài phát biểu nêu các thành tựu của Việt Nam trong xóa đói, giảm nghèo; những thách thức lớn mà Việt Nam đang đối mặt trong việc thực hiện xóa nghèo hoàn toàn, bao gồm việc tái cấu trúc nền kinh tế, tìm kiếm mô hình phát triển bền vững, duy trì các thành quả trong xóa đói nghèo, tránh “tái nghèo”, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội, “để không ai bị bỏ lại sau”, đặc biệt là các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa…
Việt Nam cũng kêu gọi Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thông qua việc cung cấp nguồn lực, tư vấn chính sách tổng thể, làm cầu nối với các định chế tài chính quốc tế… Bài phát biểu đã nhận được sự quan tâm, đồng tình của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển./.
Liên hợp quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh  (14/10/2017)
Chủ tịch Quốc hội đến Saint Petersburg, Liên bang Nga tham dự IPU-137  (14/10/2017)
Chính phủ sẽ hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp  (13/10/2017)
Chính phủ đề nghị áp dụng sách giáo khoa mới từ năm học 2019 - 2020  (13/10/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay