*** Hồ sơ

- Đảng cho ta mùa xuân

Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ mùa Xuân xây dựng Đảng ấy, hằng năm cứ mỗi độ xuân về, cả đất nước, toàn dân tộc lại náo nức mừng Đảng, mừng Xuân. Đảng Cộng sản Việt Nam song hành cùng mùa xuân của đất nước. Đảng đã cho ta cả một mùa xuân - mùa xuân tươi đẹp nhất của đất trời, của cuộc sống, của lòng người và của cuộc sống tươi đẹp đang đổi thay từng ngày trên đất nước ta.

80 năm qua đặt trong toàn bộ lịch sử dân tộc ta thì đó là những mùa xuân; những mùa xuân của chiến công vang dội; mùa xuân của khí phách tinh thần Việt Nam, mùa xuân của trí tuệ và sự sáng tạo của Đảng ta vào hoàn cảnh cách mạng Việt Nam.

*** Vấn đề và bình luận

Phạm Nhẫn - Mùa xuân biên giới

Suốt từ cái thời còn đi học, có một câu ca dao đeo đẳng tôi mãi: “Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Tôi hiểu câu ca dao này theo nghĩa phong cảnh ở nơi này đẹp và quyến rũ đến mức có ai đó phải dằn lòng để cả gia đình ở lại mà tìm đường đến Cao Bằng.

Mai Ninh - Hổ Canh Dần và bước nhảy ra khỏi “tình trạng kém phát triển”

Canh Dần 2010 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, cũng là năm cuối Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, mười năm đầu thế kỷ XXI.

Nguyễn Thụy Kha - Những giai điệu Đảng với mùa xuân

Đã 80 mùa xuân qua, ngày 03-02-1930 đã đi vào lịch sử Việt Nam như một mốc son chói lọi - ngày sinh thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng từ mùa xuân ấy, do lặng lẽ trong những hoạt động bí mật, bởi vậy, chưa có bài ca nào ngoài bản hành khúc “Cùng nhau đi hồng binh”, chính thức ngợi ca về Đảng, về đội quân cách mạng của Đảng. Có chăng chỉ là những câu thơ Tố Hữu được lan truyền trong những người hoạt động: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Phải đến ngày 03-03-1951, khi Đảng ta chính thức hoạt động công khai với cái tên Đảng Lao Động Việt Nam thì những giai điệu ngợi ca Đảng với mùa xuân mới thực sự vang lên trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Từ núi rừng chiến khu Việt Bắc, giai điệu ngợi ca của Đỗ Minh đã loang ra các chiến hào Điện Biên Phủ để cuộc chiến tranh thần thánh chống xâm lược Pháp thắng lợi sau 9 năm trường kỳ: “Vừng trời đông/ Ánh hồng tươi sáng bừng lên/ Đàn bồ câu trắng bay về trong nắng mới ...”

Lê Thế Mẫu - Những mùa Xuân lịch sử của dân tộc Việt Nam

Người Việt Nam ta có một truyền thống rất đẹp: hằng năm, cứ mỗi dịp chào đón Xuân về, cũng là dịp chúng ta mừng Ngày sinh nhật Đảng (3-2-1930) trong không khí cả dân tộc ôn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với biết bao chiến công chói lọi giành được vào mùa Xuân. Những chiến công đó đã làm nên những mùa xuân lịch sử.

Phan Anh Thắng - Động lực cho hoạt động ngoại thương

Năm 1986, kinh tế nước ta đứng bên bờ vực cuộc khủng hoảng: Lạm phát trên 700%, thiếu vốn trầm trọng, sản xuất đình trệ. Trong bối cảnh đó, Đảng ta chủ trương mở cửa, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Đây là đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới, mở đường cho việc thu hút nguồn lực nước ngoài, theo phương châm đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại.

 Hoa Nguyễn - Ngoại giao Việt Nam trên đà thắng lợi

Đã gần một phần tư thế kỷ kể từ khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao rõ rệt vị thế của đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế.

*** Bên lề sự kiện

Bách Việt - Đại lễ nghìn năm nhìn từ núi Tổ

Một mùa xuân mới lại về. Mùa xuân năm nay có sự khởi đầu cho một loạt những ngày lễ lớn của dân tộc: 80 năm thành lập Đảng, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa … Và có một Đại lễ mà cả dân tộc Việt Nam đã chuẩn bị từ nhiều năm qua để hướng tới thời khắc thiêng liêng ấy - Đại lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Cung Khắc Lược - Hổ - con vật đa tư cách văn hóa Nam Á

Sự có mặt của hổ trong hệ 12 con giáp cho thấy kẻ mang tên Chúa Sơn lâm đã từng chi phối rất nhiều đến cuộc sống của con người vùng nhiệt đới, cả về sự tranh đấu với con người trong chuỗi thức ăn và công năng của nó trong đời sống y tế cũng như tâm linh Việt Nam.

Phạm Điệp - Đường lên Mường Trời

Trong cánh đồng Mường Lò thuộc xã Thạch Lương (huyện Văn Chấn - Yên Bái) có một bãi đá cổ ngổn ngang, hình thù giống những con trâu đứng, trâu nằm đen trũi, từ xưa dân bản gọi là rừng hồn trâu. Nơi đây được coi là khu đất thiêng gắn với truyền thuyết về đường lên Mường Trời của người Thái Tây Bắc.

Hoàng Phương - Những món đồ cổ đặc biệt mang hình con hổ

Nhân dịp Tết Canh Dần, chúng tôi gặp lại nhà sưu tập đồ cổ Dương Phú Hiến. “Món quà” ông cung cấp cho chúng tôi chính là thông tin đặc biệt về những món đồ cổ mang hình hổ, được cho là có một không hai.

Uyên Hồng - Ngày tết kể chuyện vui

Đặng Minh Phương - Năm Dần nói chuyện Hổ

Ở vùng núi giáp ranh hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên một thời nổi tiếng có nhiều cọp (hổ) “cọp Khánh Hòa - ma Bình Thuận”, “cọp Núi Lá - cá sông Hinh”

*** Kinh tế và hội nhập

Lý Mạc Phù - 40 năm hữu bóng vô hình

Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sỹ) thuộc diện có một không hai trên thế giới. Trong thời gian một tuần, nó làm cho một khu nghỉ đông nơi thâm sơn cùng cốc trở thành tâm điểm chú ý của dư luận biến đất nước Thụy Sỹ trung lập và nhỏ bé ở châu Âu trở thành nơi bàn luận về số phận của cả thế giới. 39 năm qua đã như vậy và lần thứ 40 vào năm nay cũng lại như vậy.

Trịnh Tuấn - Kinh tế thế giới 2010: Hy vọng khả quan

Một loạt tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2010. Tuy nhiên, các nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn do thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp cao...

Trần Đức Tiến - Bra-xin tìm kiếm một trật tự kinh tế thế giới mới.

Sự gánh vác trách nhiệm của Bra-xin (Brazil) trong các vấn đề quốc tế xuất phát từ lợi ích quốc gia và luôn mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm một trật tự kinh tế thế giới công bằng hơn, theo hướng “các nước mới nổi tập hợp lại để thay đổi trọng tâm kinh tế thế giới”.

Tô Đức Hạnh - Biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh trong ngành cà phê xuất khẩu

Nước ta hiện có 525 ngàn ha cà phê, sản lượng xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê nhân/năm. Năm 2008, kim ngạch ngoại thương đạt 2,11 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp 4 lần năm 2003. Năm 2009 này, xuất khẩu đạt 1,16 triệu tấn, tăng 10,2% so với năm 2008, nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm 400 - 500 USD/tấn, nên trị giá chỉ đạt khoảng 1,71 tỷ đô la, giảm 19,0%.

Bạch Mai - Hết mưa trời sẽ hửng nắng?

Cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, thế giới đã phải vật lộn chống chọi với “cơn bão tài chính” lan rộng toàn cầu.Trước tình hình đó, nhiều nước đã phải đề ra một số giải pháp thích hợp, từng bước vượt qua những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, năm 2010, kinh tế thế giới sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng cũng có không ít thách thức mà nhân loại đang đối mặt ở phía trước.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Lê Minh Quang - Một thập kỷ nước Mỹ đánh mất vị thế siêu cường số một trên thế giới

Năm 2010 không chỉ là cột mốc đánh dấu kết thúc thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ XXI mà còn chứng kiến vị thế siêu cường số một thế giới của nước Mỹ đã bị tiêu tan sau các cuộc phiêu lưu quân sự bất thành và cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Có lẽ, trong tương lai gần, Mỹ khó có thể lấy lại được vị thế đã mất trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của các trung tâm sức mạnh khác đang thách thức Oa-sinh-tơn (Washington) về nhiều phương diện.

Trung Kiên - Nước Anh trả nợ quá khứ

Xứ sở sương mù đang nóng lên với tin tức từ các phiên điều trần của Ủy ban điều tra độc lập về quyết định tham chiến tại I-rắc (Iraq) hồi năm 2003 của chính phủ cựu Thủ tướng Tô-ny Ble (Tony Blair). Tuy chủ tịch của Ủy ban này, ông Giôn Chin-cốt (John Chilcott) nói mục đích điều tra không phải đưa ai ra tòa mà chỉ để “rút kinh nghiệm” cho các chính phủ tương lai, nhưng những bí mật mà các nhân chứng tiết lộ vẫn có một sức nặng hơn cả bản án pháp lý, bởi nó quyết định uy tín của Công đảng cầm quyền chỉ vài tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội nước này.

Tiến Trung - Thái Lan và Campuchia dấn sâu vào “canh bạc mạo hiểm”

Trong vài tuần qua, quan hệ giữa hai nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Campuchia liên tục xuất hiện những căng thẳng, khiến tình hình khu vực ngày càng trở nên bất ổn. Ngoài xung đột về vấn đề liên quan đến cựu Thủ tướng Thái Lan Thặc-xỉn Xin-na-oa-tra (Thaksin Shinawatra), những tranh chấp tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia cũng trở thành một cái gai trong quan hệ giữa hai nước. Theo giới phân tích, những căng thẳng phát sinh thời gian gần đây trong quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia đang kéo hai nước dấn sâu vào một "canh bạc mạo hiểm" mà hai bên cùng phải hứng chịu tổn thất.

*** Văn hóa - xã hội

Xuân Mai - Thanh Hiền - Dân bình yên là tôi hạnh phúc

Dọc con đường quanh co lên Lào Cai hoa đào đã bắt đầu nở, khoe những cánh hoa phớt hồng để đón xuân. Vậy là tết đã gần kề, nhưng với anh - Trung tá Đỗ Văn Tiến - Đội trưởng Đội truy nã Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Lào Cai (PC14) - người “hạ gục” 50 đối tượng có lệnh truy nã, lúc này không có chỗ cho sự nghỉ ngơi. Vừa trở về sau một chuyến đi dài ngày, lần theo dấu vết một đối tượng giết người, cướp tài sản, anh lại phải chuẩn bị cho một chuyên án mới. Công việc cứ cuốn anh đi, dẫu 50 tập hồ sơ đã đóng trang, 50 đối tượng truy nã đã được anh bắt gọn, song ngoài kia vẫn còn nhiều tên tội phạm đang ở ngoài vòng pháp luật chờ anh.

Thanh Mai (tổng hợp) - Chuyện khởi nghiệp của yếu nhân

Luật sư, bác sĩ, giáo viên, thậm chí người thổi kèn hay bán lạc dạo… là những việc từng làm của các chính trị gia đứng đầu đất nước. Từ những công việc bình thường đến trách nhiệm gánh vác cả “giang sơn” trên vai, đối với họ, đó là con đường vừa khó khăn vừa chứa đựng cả những vận may và sự bất ngờ.

Phan Thanh Hải - Những cột mốc trong lòng dân

Biên cương Tổ quốc luôn là những vùng đất, những cứ điểm ở nơi xa mờ, cách trở, nhưng lại gần gũi trong tâm trí mỗi người con đất Việt. Không phải ai cũng có dịp được một lần đặt chân đến những cột mốc xa xôi ở vùng biên giới, nhưng tất cả cũng sẽ có được cảm giác sờ, đụng, thậm chí góp phần dựng xây những cột mốc ấy từ trái tim, hành động cụ thể của mình. Bởi vậy, đã có ví von việc Đà Nẵng triển khai hàng loạt hoạt động hướng đến biển đảo, biên cương tổ quốc, trong đó sự kiện bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong năm 2009, việc đưa Hoàng Sa vào chương trình giáo dục chính khoá trong nhà trường... là hành động “cắm mốc” cho Hoàng Sa - dẫu từ đất liền, trong lòng của người dân, cho thế hệ mai sau.

Thảo Phương - Độc đáo cổ tự nơi miệt vườn

Đối với không ít người, khi nói đến chùa cổ thường liên tưởng đến những chốn sơn thâm cùng cốc, hay chí ít cũng những miền phố thị. Còn khi nói đến miệt vườn Nam Bộ là nghĩ ngay đến một vùng sông nước mênh mông bốn mùa cây trái đơm hoa trổ lộc. Vậy mà giữa miệt vườn miền Tây có một ngôi cổ tự tên là Oát-xê-rây-tê-chô Ma-ha-túp (Wathsêrâytecho Mahatup) - chùa Mã Tộc, thường được gọi là chùa Dơi, đã có trên 400 năm tuổi, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999..

Hương Giang - Những giống lúa thông minh : Hy vọng mới cho an ninh lương thực thế giới

Các chuyên gia về lúa ở Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tại Lốt Ba-nốt, Phi-líp-pin (Los Banos, Philippines) đang thực hiện dự án tạo ra giống lúa mới có khả năng thực hiện quang hợp C4 cho năng suất cao hơn 50% so với những giống lúa hiện nay. Dự án này chính là hy vọng giúp bảo đảm nhu cầu lương thực của con người trong tương lai.

*** Văn học - nghệ thuật

Hoàng Thu Phố - “Hổ giấy” Dân Huyền

Nhắc đến nhạc sĩ Dân Huyền, nhiều người nhớ ngay ông là tác giả của những bài hát “Bên lăng Bác Hồ”, “Cung đàn tuổi xanh”, “Lắng tiếng quê hương”… Nhưng ít ai biết rằng, ông sinh vào giờ Dần, năm Mậu Dần (1938) vì thế cha mẹ đặt tên cho đứa con trai thứ 4 là Phạm Ngọc Dần – như cách gửi gắm một khí thế dũng mãnh qua tên con trai yêu quý. Bước vào xuân Canh Dần, tôi gõ cửa căn phòng trên tầng 4 của khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Dân Huyền cười rung mái tóc như cước, bảo: “Ông hổ thì đúng là dũng mãnh rồi. Nhưng tôi chỉ là ông hổ giấy, hổ nhựa mà thôi…”.

Quỳnh Yên - Tìm lại những điệu múa cổ Hà Nội

Chỉ trên địa bàn Hà Nội và một phần Hà Tây (cũ), các nhà nghiên cứu đã khảo sát, sưu tầm được hơn 40 điệu múa dân gian, chưa kể hàng chục điệu múa cung đình, tôn giáo khác. Nhưng trong đời sống hiện đại, múa cổ dường như không còn môi trường tồn tại và phát triển. Gần đây, dự án bảo tồn và phát triển múa cổ Hà Nội do Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam thực hiện đã phần nào làm khơi gợi bóng dáng của những điệu múa xa xưa...

Diêu Lan Phương - Hơn hai thập kỉ đổi mới dưới ánh sáng của Đảng: Văn học lại được làm chính mình

Năm 1986 là một cột mốc lịch sử trong sự phát triển của nước ta. Chủ trương đổi mới của Đảng không chỉ có ý nghĩa vô cùng to lớn về kinh tế và xã hội, mà trên phương diện văn hóa, cũng đã thổi một nguồn năng lượng mới, một nguồn sống mới dồi dào để tái sinh và phát triển. Xét riêng trong lĩnh vực văn học, cột mốc này đã tạo một bước ngoặt to lớn, tạo điều kiện cho những tác phẩm mang tinh thần dân chủ đi từ những “ngỏ hẻm” ra với “đại lộ rộng lớn”, để sau bao nhiêu năm, văn học lại được làm chính mình.

*** Nhân vật với lịch sử

Tất Đạt - Marco Polo: Nhà thám hiểm vĩ đại

Thời Trung cổ, nhà thám hiểm người châu Âu Marco Polo đã đặt chân đến Trung Hoa - xứ sở mà người phương Tây luôn khát khao khám phá. Cuộc viễn du này của Marco Polo đã làm tăng sự hiểu biết của người phương Tây về châu Á, mở ra kỷ nguyên đối thoại và hợp tác Á - Âu, tạo tiền đề giúp cho vùng đất Venice nói riêng, các thành phố của I-ta-li-a nói chung phồn vinh và phát triển.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới