Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan
Ngày 26-9, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Họp báo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam - châu Á năm 2017”.
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Eric Sidgwick nhấn mạnh: Bất chấp sự sụt giảm sản lượng khai khoáng và dầu thô, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan, được thúc đẩy bởi hai động lực là sản xuất định hướng, xuất khẩu và tăng tiêu dùng nội địa. Công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng trưởng 10,5% trong nửa đầu năm do các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sản xuất; khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự gia tăng hoạt động bán lẻ, mở rộng cho vay của ngân hàng, cũng như mức tăng 30% số du khách tới thăm Việt Nam.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được kỳ vọng nâng lên trong sáu tháng cuối năm 2017, nhờ sự gia tăng hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước; sự hồi phục mạnh mẽ hơn của nông nghiệp sau đợt hạn hán năm 2016, và việc đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn chi tiêu đầu tư cơ bản cho các chương trình cơ sở hạ tầng quốc gia.
Báo cáo nhấn mạnh, dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức, song vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết để bảo đảm tăng trưởng bền vững; tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống còn 6,3% trong năm 2017 và 6,5% trong năm 2018 do sự sụt giảm 8% sản lượng khai khoáng và dầu thô trong nửa đầu năm 2017.
Tại họp báo, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dù tiến triển hiện tại của việc cắt giảm thâm hụt ngân sách là đáng khen ngợi, song điều này cũng làm giảm chi tiêu cho đầu tư cơ bản, nếu không được cân đối sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn. Để những cải cách tài khóa của Việt Nam không ảnh hưởng tới tăng trưởng, các cơ quan chức năng cần tập trung một cách hiệu quả vào việc áp dụng các biện pháp bổ sung để tăng nguồn thu từ thuế và cắt giảm các khoản chi tiêu công không thiết yếu như chi phí hành chính, vốn... đang lấn át khoản chi phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây.
Dự báo tăng trưởng GDP có khả năng vẫn duy trì được khá tốt trong sáu tháng cuối năm 2017, mặc dù hoạt động của ngành khai thác khoáng sản tiếp tục giảm sút sẽ ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng. Triển vọng tiêu dùng tư nhân vẫn ổn định nhờ việc làm trong khu vực công nghiệp tăng trưởng mạnh; số lượng công ty mới đăng ký tính đến tháng 8-2017 tăng 16,3%. Bên cạnh đó, thành tích xuất khẩu của Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng nhờ sự hỗ trợ từ các nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài và giá hàng hóa cải thiện. Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ tháng 01-2018 sẽ thúc đẩy triển vọng xuất khẩu, giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan./.
Việt Nam tham dự Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 86  (26/09/2017)
APEC 2017: Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2  (26/09/2017)
Tổng Công ty Khí Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định  (26/09/2017)
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nỗ lực vượt khó  (26/09/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (26/09/2017)
Chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực y tế  (26/09/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên