Tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo bình đẳng giữa các nhà đầu tư
22:12, ngày 18-09-2017
Sáng 18-9, Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp ông Yoshinori Katayama - Phó Chủ tịch tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản).
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư tham gia dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 mà Mitsubishi là một cổ đông quan trọng.
Dự án Vũng Áng 2 Do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 làm chủ đầu tư, với Tổng công suất 1.200MW (2x600MW). Theo kế hoạch, nhà máy sẽ vận hành thương mại Tổ máy số 1 vào năm 2021, vận hành thương mại Tổ máy số 2 vào năm 2022. Đến nay, dự án đã trải qua thời gian dài đàm phán giữa các bên, tuy nhiên hiện vẫn còn một số vướng mắc đòi hỏi các bên liên quan cần tích cực đàm phán để tháo gỡ.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các bên cần tích cực đàm phán hơn nữa để sớm triển khai được dự án với mục tiêu hài hòa lợi ích của cả ba bên, Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các dự án nhiệt điện cần phải bảo đảm yêu cầu môi trường, công nghệ. "Chính phủ sẽ tạo điều kiện khuyến khích nhà đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, bảo đảm nhất quán giữa các nhà đầu tư", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Với quan điểm đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ quan ngại của nhà đầu tư, trong đó có Mitsubishi về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và hoạt động của dự án.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xem xét, tìm giải pháp phù hợp để đàm phán với nhà đầu tư.
Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, ông Yoshinori Katayama - Phó Chủ tịch tập đoàn Mitsubishi cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ Việt Nam trong việc tháo gỡ khó khăn, giúp các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán nhằm sớm đi đến thỏa thuận, triển khai xây dựng và vận hành nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2.
Ông Yoshinori Katayama cho biết thời gian gần đây, được sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Chính phủ, hai bên đã tháo gỡ được nhiều nút thắt trong đàm phán, hiện nhiều nội dung lớn đã được đồng thuận./.
Dự án Vũng Áng 2 Do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 làm chủ đầu tư, với Tổng công suất 1.200MW (2x600MW). Theo kế hoạch, nhà máy sẽ vận hành thương mại Tổ máy số 1 vào năm 2021, vận hành thương mại Tổ máy số 2 vào năm 2022. Đến nay, dự án đã trải qua thời gian dài đàm phán giữa các bên, tuy nhiên hiện vẫn còn một số vướng mắc đòi hỏi các bên liên quan cần tích cực đàm phán để tháo gỡ.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các bên cần tích cực đàm phán hơn nữa để sớm triển khai được dự án với mục tiêu hài hòa lợi ích của cả ba bên, Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các dự án nhiệt điện cần phải bảo đảm yêu cầu môi trường, công nghệ. "Chính phủ sẽ tạo điều kiện khuyến khích nhà đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, bảo đảm nhất quán giữa các nhà đầu tư", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Với quan điểm đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ quan ngại của nhà đầu tư, trong đó có Mitsubishi về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và hoạt động của dự án.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xem xét, tìm giải pháp phù hợp để đàm phán với nhà đầu tư.
Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, ông Yoshinori Katayama - Phó Chủ tịch tập đoàn Mitsubishi cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ Việt Nam trong việc tháo gỡ khó khăn, giúp các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán nhằm sớm đi đến thỏa thuận, triển khai xây dựng và vận hành nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2.
Ông Yoshinori Katayama cho biết thời gian gần đây, được sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Chính phủ, hai bên đã tháo gỡ được nhiều nút thắt trong đàm phán, hiện nhiều nội dung lớn đã được đồng thuận./.
Hoàn thiện Đề án Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức  (18/09/2017)
Trăm năm, chuyện... tưởng cũ càng!  (18/09/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 11 đến ngày 17-9-2017  (18/09/2017)
Thanh Hóa phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn  (18/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên