Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm tuần qua
21:57, ngày 03-08-2017
TCCSĐT - Trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 03-8-2017, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
Việt Nam phản đối mạnh mẽ các hành vi vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam
Cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài đâm va ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Liên quan đến việc hai tàu cá tàu Bình Định 96101TS và tàu Khánh Hòa 95858TS, hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang làm rõ những thông tin liên quan. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại Việt Nam phản đối mạnh mẽ các hành vi vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam”.
Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan việc Trịnh Xuân Thanh trình diện, ra đầu thú và phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 02-8-2017 xung quanh vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Theo thông báo ngày 31-7-2017 của Bộ Công an và đã được báo chí đăng tải, ngày 31-7-2017, Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành điều tra. Tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày 02-8-2017 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì và phát triển Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Đức.”
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc vừa qua Việt Nam bắt giữ một số đối tượng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Những đối tượng bị bắt giữ, điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng trình tự tố tụng hình sự của Việt Nam. Như tại các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.”
ASEAN cần sớm có Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi liên quan đến các vấn đề về Thỏa thuận khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (gọi tắt là COC) tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Manila, Philippines, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Theo quy định của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tại Hội nghị này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc xem xét thông qua Thỏa thuận khung về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là COC) đã được các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc hoàn tất tại Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về tham vấn COC”.
Lợi ích chung của tất cả các nước ASEAN và khu vực là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và tại Biển Đông
Đánh giá hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử COC trong việc giải quyết các xung đột trên biển, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lợi ích chung của tất cả các nước ASEAN và khu vực là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và tại Biển Đông. Trên cơ sở đó, ASEAN luôn nhất trí cần sớm có một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, hiệu quả và ràng buộc về mặt pháp lý nhằm góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”./.
Cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài đâm va ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Liên quan đến việc hai tàu cá tàu Bình Định 96101TS và tàu Khánh Hòa 95858TS, hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang làm rõ những thông tin liên quan. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại Việt Nam phản đối mạnh mẽ các hành vi vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam”.
Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan việc Trịnh Xuân Thanh trình diện, ra đầu thú và phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 02-8-2017 xung quanh vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Theo thông báo ngày 31-7-2017 của Bộ Công an và đã được báo chí đăng tải, ngày 31-7-2017, Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành điều tra. Tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày 02-8-2017 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì và phát triển Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Đức.”
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc vừa qua Việt Nam bắt giữ một số đối tượng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Những đối tượng bị bắt giữ, điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng trình tự tố tụng hình sự của Việt Nam. Như tại các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.”
ASEAN cần sớm có Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi liên quan đến các vấn đề về Thỏa thuận khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (gọi tắt là COC) tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Manila, Philippines, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Theo quy định của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tại Hội nghị này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc xem xét thông qua Thỏa thuận khung về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là COC) đã được các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc hoàn tất tại Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về tham vấn COC”.
Lợi ích chung của tất cả các nước ASEAN và khu vực là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và tại Biển Đông
Đánh giá hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử COC trong việc giải quyết các xung đột trên biển, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lợi ích chung của tất cả các nước ASEAN và khu vực là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và tại Biển Đông. Trên cơ sở đó, ASEAN luôn nhất trí cần sớm có một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, hiệu quả và ràng buộc về mặt pháp lý nhằm góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”./.
Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017  (03/08/2017)
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt tăng cường hợp tác  (03/08/2017)
Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 7-2017  (03/08/2017)
Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội  (03/08/2017)
Thủ tướng Cộng hòa Mozambique kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (03/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên