Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội
21:45, ngày 03-08-2017
Chiều 03-8-2017, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội nghị các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên bàn giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217-QĐ/TW về Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quyết định số 218- QĐ/TW về Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định 217, 218 để các đơn vị chức năng, nhân dân giám sát có hiệu quả; đề xuất giải pháp khả thi để tiếp tục thực hiện các quyết định chất lượng hơn. Tham luận của đại diện Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Dân vận các tỉnh trong khu vực đã tập trung giới thiệu những cách làm hay, bài học kinh nghiệm rút ra sau 3 năm thực hiện Quyết định 217, 218.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai đánh giá cao những ý kiến tham luận, ghi nhận các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, đồng thời, nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện Quyết định 127, 128 của Bộ Chính trị. Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng: Nếu các địa phương thực hiện tốt, đầy đủ nội dung các Quyết định trên sẽ góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó, việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội cần chú ý lựa chọn vấn đề cũng như cách thức giám sát để đạt được hiệu quả.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao các Thành ủy, Tỉnh ủy, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị, xã hội ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã tích cực triển khai, thực hiện nghiêm túc Quyết định số 217, 218 để nâng cao nhận thức và tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nội dung giám sát, phản biện xã hội ngày càng có hiệu quả hơn, gắn với cuộc sống thiết thực của người dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Qua hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã quyết tâm, chủ động và sáng tạo tổ chức các hoạt động, thực hiện các chương trình giám sát phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã chủ trì, phối hợp triển khai các hoạt động giám sát trên nhiều vấn đề, lĩnh vực được người dân quan tâm như chính sách với người có công; bảo vệ môi trường; thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã tổ chức hàng ngàn cuộc phản biện từ cấp xã đến cấp tỉnh. Các tỉnh cũng tổ chức hàng chục ngàn cuộc đối thoại, tiếp thu, giải trình ngay tại các hội nghị đối thoại…góp phần phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; phát huy được vai trò, vị trí và nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc. Việc này cũng góp phần thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, tạo được niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng: Việc triển khai thực hiện Quyết định 127, 128 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế, bất cập, nhất là nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, chủ yếu là cấp cơ sở còn chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội trong giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng chính quyền ở nhiều địa phương, cơ sở chưa được chú trọng, việc lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội còn lúng túng…
Nhân dịp này, đồng chí Trương Thị Mai đã tặng 200 suất quà cho trẻ em nghèo và một số hộ nghèo, người dân tộc thiểu số tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ./.
Tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định 217, 218 để các đơn vị chức năng, nhân dân giám sát có hiệu quả; đề xuất giải pháp khả thi để tiếp tục thực hiện các quyết định chất lượng hơn. Tham luận của đại diện Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Dân vận các tỉnh trong khu vực đã tập trung giới thiệu những cách làm hay, bài học kinh nghiệm rút ra sau 3 năm thực hiện Quyết định 217, 218.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai đánh giá cao những ý kiến tham luận, ghi nhận các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, đồng thời, nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện Quyết định 127, 128 của Bộ Chính trị. Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng: Nếu các địa phương thực hiện tốt, đầy đủ nội dung các Quyết định trên sẽ góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó, việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội cần chú ý lựa chọn vấn đề cũng như cách thức giám sát để đạt được hiệu quả.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao các Thành ủy, Tỉnh ủy, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị, xã hội ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã tích cực triển khai, thực hiện nghiêm túc Quyết định số 217, 218 để nâng cao nhận thức và tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nội dung giám sát, phản biện xã hội ngày càng có hiệu quả hơn, gắn với cuộc sống thiết thực của người dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Qua hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã quyết tâm, chủ động và sáng tạo tổ chức các hoạt động, thực hiện các chương trình giám sát phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã chủ trì, phối hợp triển khai các hoạt động giám sát trên nhiều vấn đề, lĩnh vực được người dân quan tâm như chính sách với người có công; bảo vệ môi trường; thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã tổ chức hàng ngàn cuộc phản biện từ cấp xã đến cấp tỉnh. Các tỉnh cũng tổ chức hàng chục ngàn cuộc đối thoại, tiếp thu, giải trình ngay tại các hội nghị đối thoại…góp phần phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; phát huy được vai trò, vị trí và nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc. Việc này cũng góp phần thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, tạo được niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng: Việc triển khai thực hiện Quyết định 127, 128 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế, bất cập, nhất là nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, chủ yếu là cấp cơ sở còn chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội trong giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng chính quyền ở nhiều địa phương, cơ sở chưa được chú trọng, việc lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội còn lúng túng…
Nhân dịp này, đồng chí Trương Thị Mai đã tặng 200 suất quà cho trẻ em nghèo và một số hộ nghèo, người dân tộc thiểu số tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ./.
Thủ tướng Cộng hòa Mozambique kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (03/08/2017)
Cán bộ chủ chốt toàn quân học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII)  (03/08/2017)
Khai mạc Hội thảo lý luận lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (03/08/2017)
Bạc Liêu nỗ lực thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”  (03/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên