Thủ tướng: Tạo lập khung thể chế vượt trội cho các đặc khu
20:41, ngày 02-08-2017
Sáng 02-8, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp, thảo luận về dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Đặc khu).
Tham dự cuộc họp có Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, lãnh đạo các bộ, ngành và 3 tỉnh là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang - những địa phương đang xúc tiến xây dựng các đề án đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Góp ý vào dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, các đại biểu tập trung thảo luận vào một số nội dung như phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng, chính sách đặc thù thu hút đầu tư, chính sách về đất đai, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, mục tiêu, định hướng ngành nghề và nhà đầu tư ưu tiên thu hút đầu tư vào các đặc khu…
Các ý kiến nhấn mạnh mục tiêu là làm sao các đặc khu có sức cạnh tranh quốc tế, có sức lan tỏa, trở thành cực tăng trưởng của cả nước. Muốn vậy, phải tạo ra thể chế vượt trội với các chính sách đặc thù, trong đó có chính sách bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh bình đẳng, tạo dựng “sân chơi mới” hấp dẫn, minh bạch, ổn định, phù hợp với tập quán quốc tế, mở cửa thị trường, xóa rào cản trong hoạt động đầu tư kinh doanh…
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho rằng dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt được chuẩn bị công phu, trách nhiệm với hệ thống tổ chức rõ ràng.
Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và trình các Ủy ban của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội đúng thời hạn để làm sao có thể trình ra Quốc hội xem xét tại kỳ họp vào tháng 10 tới.
Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm xây dựng luật tốt nhất, bảo đảm bền vững lâu dài trong phát triển. Thủ tướng cũng nêu rõ tinh thần bảo đảm cạnh tranh quốc tế và khu vực, đi tắt đón đầu, tìm lợi thế so sánh để thu hút; “phải tính trước mắt và lâu dài Việt Nam đang cần gì để chấp nhận những chuyện hết sức cụ thể ở từng đặc khu." Tinh thần xanh, sạch, đẹp, công nghệ cao, không trái điều ước tế cần được quán triệt.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải cập nhật thông tin mới nhất về đặc khu để có lợi thế so sánh, trước hết là những vấn đề về các nhà đầu tư chiến lược.
Thủ tướng nhất trí việc cần tạo lập khung thể chế vượt trội, vượt trên các luật hiện hành, có chính sách đặc thù trên tinh thần kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chính sách mở cửa thị trường, giảm thiểu việc áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh tại đặc khu...; cần quy định tính định hướng các ngành nghề khuyến khích đầu tư vào đặc khu ở những lĩnh vực Việt Nam đang cần, phát huy lợi thế của từng đặc khu.
Về phương thức quy định chính sách ưu đãi đầu tư, cần bảo đảm tính đột phá, linh hoạt trong việc áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư trên cơ sở khung chính sách ưu đãi quy định tại luật này./.
Góp ý vào dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, các đại biểu tập trung thảo luận vào một số nội dung như phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng, chính sách đặc thù thu hút đầu tư, chính sách về đất đai, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, mục tiêu, định hướng ngành nghề và nhà đầu tư ưu tiên thu hút đầu tư vào các đặc khu…
Các ý kiến nhấn mạnh mục tiêu là làm sao các đặc khu có sức cạnh tranh quốc tế, có sức lan tỏa, trở thành cực tăng trưởng của cả nước. Muốn vậy, phải tạo ra thể chế vượt trội với các chính sách đặc thù, trong đó có chính sách bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh bình đẳng, tạo dựng “sân chơi mới” hấp dẫn, minh bạch, ổn định, phù hợp với tập quán quốc tế, mở cửa thị trường, xóa rào cản trong hoạt động đầu tư kinh doanh…
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho rằng dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt được chuẩn bị công phu, trách nhiệm với hệ thống tổ chức rõ ràng.
Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và trình các Ủy ban của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội đúng thời hạn để làm sao có thể trình ra Quốc hội xem xét tại kỳ họp vào tháng 10 tới.
Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm xây dựng luật tốt nhất, bảo đảm bền vững lâu dài trong phát triển. Thủ tướng cũng nêu rõ tinh thần bảo đảm cạnh tranh quốc tế và khu vực, đi tắt đón đầu, tìm lợi thế so sánh để thu hút; “phải tính trước mắt và lâu dài Việt Nam đang cần gì để chấp nhận những chuyện hết sức cụ thể ở từng đặc khu." Tinh thần xanh, sạch, đẹp, công nghệ cao, không trái điều ước tế cần được quán triệt.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải cập nhật thông tin mới nhất về đặc khu để có lợi thế so sánh, trước hết là những vấn đề về các nhà đầu tư chiến lược.
Thủ tướng nhất trí việc cần tạo lập khung thể chế vượt trội, vượt trên các luật hiện hành, có chính sách đặc thù trên tinh thần kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chính sách mở cửa thị trường, giảm thiểu việc áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh tại đặc khu...; cần quy định tính định hướng các ngành nghề khuyến khích đầu tư vào đặc khu ở những lĩnh vực Việt Nam đang cần, phát huy lợi thế của từng đặc khu.
Về phương thức quy định chính sách ưu đãi đầu tư, cần bảo đảm tính đột phá, linh hoạt trong việc áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư trên cơ sở khung chính sách ưu đãi quy định tại luật này./.
Đà Nẵng khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị cho Tuần lễ APEC  (02/08/2017)
Ban Tổ chức Trung ương thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý  (02/08/2017)
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hà Nội  (02/08/2017)
“Vành đai, con đường”: Hướng tới “Giấc mộng Trung Hoa”  (02/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên