Công bố các luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành vào năm 2018
23:17, ngày 12-07-2017
TCCSĐT - Ngày 12-7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố các Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành vào năm 2018.
Buổi sáng, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 6 Luật: Luật Quản lý ngoại thương; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Du lịch; Luật Thủy lợi; Luật Đường sắt. Đây là các Luật đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại thương
Luật Quản lý ngoại thương gồm 8 chương, 113 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018. Luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước về ngoại thương, bao gồm: các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau; chỉ điều chỉnh đối tượng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tượng dịch vụ.
Lần đầu tiên, Luật khẳng định quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân chỉ bị hạn chế nếu thuộc các trường hợp mà Luật quy định biện pháp cấm, tạm ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu.
Riêng đối tượng là thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có hiện diện ở Việt Nam, Luật quy định quyền, nghĩa vụ của các đối tượng này theo đúng cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc quy định quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu tại Luật là phù hợp với tinh thần Hiến pháp, phù hợp với tinh thần tiến bộ của Luật Đầu tư và Điều 7 Luật Doanh nghiệp.
Thiết lập đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với 4 chương, 35 điều, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Luật áp dụng 3 tiêu chí lao động, doanh thu, nguồn vốn để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (không quá 200 người) là tiêu chí bắt buộc, được kết hợp với một trong hai tiêu chí là tổng nguồn vốn (không quá 100 tỷ đồng) hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề (không quá 300 tỷ đồng).
Luật quy định việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận tín dụng; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung.
Các nội dung hỗ trợ trọng tâm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành.
Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2018.
Thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
Luật Chuyển giao công nghệ gồm 60 điều, được bố cục thành 6 chương. Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Chuyển giao công nghệ 2006, Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Luật bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; bổ sung, sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bổ sung giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ; bổ sung quy định về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ.
Luật có hiệu lực thi hành từ 01-7-2018. Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ bảo đảm các quy định này được thực hiện ngay khi Luật có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Hướng đến phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Luật Du lịch gồm 9 chương, 78 điều, giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch 2005 với nhiều nội dung được chỉnh sửa nhằm thúc đẩy du lịch phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của các hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2018. Luật thể hiện quan điểm lấy khách du lịch làm trung tâm của mọi hoạt động du lịch. Bên cạnh trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật quy định khách du lịch có nghĩa vụ ứng xử văn minh, tuân thủ pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch để giữ gìn hình ảnh quốc gia khi đi du lịch nước ngoài của công dân Việt Nam.
Luật chú trọng hơn đến việc bảo đảm chất lượng dịch vụ du lịch thông qua việc quy định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh lữ hành bằng việc quy định trình độ chuyên môn của người phụ trách kinh doanh lữ hành, loại bỏ quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có hợp đồng lao động với 3 hướng dẫn viên có thẻ vì quy định này trên thực tế chỉ mang tính hình thức, số lượng hướng dẫn viên phụ thuộc vào thị trường, có tính mùa vụ. Luật điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện để doanh nghiệp đăng ký và hoạt động kinh doanh.
Tạo động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi
Luật Thủy lợi gồm 10 chương, 60 điều. Luật quy định chuyển từ ''phí'' sang ''giá'' sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội, từ thủy lợi ''phục vụ'' sang thủy lợi ''dịch vụ'', gắn trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ thủy lợi và bên sử dụng dịch vụ thủy lợi; giúp người sử dụng dịch vụ thủy lợi hiểu rõ bản chất nước là hàng hóa, coi dịch vụ thủy lợi là chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi không phân biệt nguồn vốn đầu tư; kinh phí hỗ trợ được ngân sách Nhà nước bảo đảm; Chính phủ sẽ quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm ổn định trong phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật thủy lợi để xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến bảo đảm tính khả thi khi Luật có hiệu lực thi hành từ 01-7-2018.
Hướng tới sự phát triển ngành đường sắt Việt Nam
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018, Luật Đường sắt gồm 10 chương, 87 điều, tăng 2 chương, giảm 27 điều so với Luật Đường sắt 2005, với đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trò quan trọng và tác động lớn tới sự phát triển của ngành đường sắt nói riêng và kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung. Chính sách phát triển đường sắt đã được Luật bổ sung quy định đầy đủ, chi tiết trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt, công nghiệp đường sắt, phát triển đường sắt chuyên dùng. Đặc biệt, đối với chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công để bảo đảm phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia.
Với những chính sách này nhằm định hướng và làm căn cứ cho Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp với thực tế phát triển trong hoạt động đường sắt. Đường sắt tốc độ cao là điểm mới của Luật, trong đó, các nội dung chủ yếu liên quan đến đường sắt tốc độ cao bao gồm yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao, yêu cầu về kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao, quản lý, khai thác, bảo trì, quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Các nội dung này là cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư đường sắt tốc độ cao của nước ta trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 6 Luật: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật Hình sự
Việc ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nhằm khắc phục những điểm sai sót đã phát hiện được của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật Hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn; bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi Bộ luật Hình sự được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Theo đó, Luật Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến người chưa thành niên phạm tội: người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng giới hạn trong 28 tội danh cụ thể và chỉ chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với hai tội danh: giết người và cướp tài sản; sửa đổi, bổ sung một số quy định mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm cả đối với hai tội danh: tài trợ khủng bố và rửa tiền nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế.
Bên cạnh đó, Luật Sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung của một số điều luật nhằm bảo đảm sự tiếp nối giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm; sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Luật bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng, máy tính, mạng viễn thông (điều 292 Bộ luật Hình sự); bổ sung một tội danh mới - đó là tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (điều 217a Bộ luật Hình sự) nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
Cùng với việc thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ Luật hình sự số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ tạm giam số 94/2015/QH13.
Nghị quyết tuyên bố kể từ ngày 01-01-2018, Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14), Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành.
Nghị quyết quy định cụ thể việc thi hành Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29-6-2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự và các Bộ luật, Luật có liên quan; đồng thời bổ sung những quy định cụ thể mới liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Nghị quyết giao trách nhiệm cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tổ chức triển khai thi hành Bộ luật Hình sự, đặc biệt là giao trách nhiệm cụ thể cho Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự.
Nghị quyết có quy định chuyển tiếp về việc áp dụng pháp luật trong thời gian từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành (05-7-2017) đến khi Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành (01-01-2018).
Phòng ngừa vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bổ sung quy định việc giải quyết bồi thường được giải quyết tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, được kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 01-7-2018, với 9 chương, 78 điều.
Luật mở rộng nguyên tắc bồi thường, cho phép người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay ra tòa khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự và thi hành án dân sự; kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án dân sự và thi hành án hình sự.
Luật Sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về thiệt hại được bồi thường nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thời gian qua, bảo đảm việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, hiệu quả.
Đặc biệt, Luật bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại có thể tính toán ngay được, không cần xác minh; bổ sung quy định về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo hướng: Nhà nước chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại; bổ sung đối tượng được phục hồi danh dự; quy định cụ thể hình thức tiến hành phục hồi danh dự, thủ tục, thời hạn thực hiện tổ chức trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai và đăng báo xin lỗi.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản công
Với 10 chương, 134 điều, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 01-01-2018. Luật quy định 7 nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, chú trọng đến việc giao quyền quản lý, quyền sử dụng hoặc các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác nhằm xác định rõ chủ thể quản lý, sử dụng gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng tài sản công; việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường để đảm bảo hiệu quả và tính minh bạch của việc khai thác.
Đồng thời, Luật bổ sung quy định giám sát của cộng đồng đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm việc sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình.
Luật giao thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức đối với xe ôtô công, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp cho Chính phủ (thay cho thẩm quyền của Thủ tướng như hiện nay); bổ sung các quy định để đảm bảo việc ban hành tiêu chuẩn, định mức được chặt chẽ, công khai, minh bạch; quy định rõ trách nhiệm tuân thủ, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong toàn bộ quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện thời gian vừa qua.
Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý
Luật Trợ giúp pháp lý gồm 8 chương, 48 điều, có hiệu lực thi hành từ 01-01-2018. Việc xác định người được trợ giúp pháp lý được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những đối tượng đang được trợ giúp pháp lý, phù hợp với các chính sách đặc thù và điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam.
So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, diện người được trợ giúp pháp lý được mở rộng (từ 6 diện người lên 14 diện người). Theo đó, hai đối tượng được kế thừa hoàn toàn từ Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 là người thuộc hộ nghèo, người có công với cách mạng; hai đối tượng được kế thừa và mở rộng là trẻ em không nơi nương tựa thành tất cả trẻ em, người dân tộc thiểu số ''thường trú'' thành ''cư trú'' tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Luật bổ sung hai nhóm là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi (hiện nay đang thuộc trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự) và người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo để bảo đảm chính sách hình sự đối với các nhóm đối tượng này.
Ngoài ra, Luật có quy định mới trong việc áp dụng điều kiện có khó khăn về tài chính đối với 8 nhóm người như khoản 7, điều 7 của Luật để cung cấp cho những người thực sự có nhu cầu nhưng không có khả năng tài chính để thuê dịch vụ pháp lý.
Chính phủ sẽ quy định chi tiết về điều kiện có khó khăn về tài chính áp dụng với các nhóm người này phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Bảo đảm cho hoạt động của lực lượng cảnh vệ thuận lợi
Luật Cảnh vệ gồm 6 chương, 33 điều. So với Pháp lệnh Cảnh vệ năm 2005, Luật đã bổ sung hai chương, 12 điều. Lực lượng cảnh vệ được xác định là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công An và Bộ Quốc phòng, có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
Các trường hợp được nổ súng khi đang thi hành nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ được quy định tại Nghị định số 128/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cảnh vệ, nay được quy định cụ thể ngay trong Luật Cảnh vệ để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phù hợp với đặc thù của công tác cảnh vệ.
Theo đó, trên cơ sở nguyên tắc và các trường hợp nổ sung được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Cảnh vệ quy định cán bộ, chiến sỹ trong khi thi hành nhiệm vụ được nổ súng trong các trường hợp cụ thể: cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả; vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ; các trường hợp nổ súng khác theo quy đinh của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018.
Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gồm 8 chương, 76 điều. So với Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật bổ sung đối tượng được trang bị vũ khí là Cảnh sát biển, Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm điều kiện cho các lực lượng này thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Luật quy định cụ thể các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự.
Theo đó, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, Luật quy định thành nhóm các trường hợp nổ súng sau khi đã cảnh báo và nhóm các trường hợp nổ súng không cảnh báo.
Luật quy định nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng theo hướng: khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng và phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra... nhằm bảo đảm tính khái quát áp dụng chung cho các loại vũ khí quân dụng (các loại súng, bom, mìn, lựu đạn...) trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự./.
Bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại thương
Luật Quản lý ngoại thương gồm 8 chương, 113 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018. Luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước về ngoại thương, bao gồm: các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau; chỉ điều chỉnh đối tượng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tượng dịch vụ.
Lần đầu tiên, Luật khẳng định quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân chỉ bị hạn chế nếu thuộc các trường hợp mà Luật quy định biện pháp cấm, tạm ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu.
Riêng đối tượng là thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có hiện diện ở Việt Nam, Luật quy định quyền, nghĩa vụ của các đối tượng này theo đúng cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc quy định quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu tại Luật là phù hợp với tinh thần Hiến pháp, phù hợp với tinh thần tiến bộ của Luật Đầu tư và Điều 7 Luật Doanh nghiệp.
Thiết lập đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với 4 chương, 35 điều, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Luật áp dụng 3 tiêu chí lao động, doanh thu, nguồn vốn để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (không quá 200 người) là tiêu chí bắt buộc, được kết hợp với một trong hai tiêu chí là tổng nguồn vốn (không quá 100 tỷ đồng) hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề (không quá 300 tỷ đồng).
Luật quy định việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận tín dụng; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung.
Các nội dung hỗ trợ trọng tâm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành.
Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2018.
Thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
Luật Chuyển giao công nghệ gồm 60 điều, được bố cục thành 6 chương. Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Chuyển giao công nghệ 2006, Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Luật bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; bổ sung, sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bổ sung giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ; bổ sung quy định về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ.
Luật có hiệu lực thi hành từ 01-7-2018. Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ bảo đảm các quy định này được thực hiện ngay khi Luật có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Hướng đến phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Luật Du lịch gồm 9 chương, 78 điều, giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch 2005 với nhiều nội dung được chỉnh sửa nhằm thúc đẩy du lịch phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của các hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2018. Luật thể hiện quan điểm lấy khách du lịch làm trung tâm của mọi hoạt động du lịch. Bên cạnh trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật quy định khách du lịch có nghĩa vụ ứng xử văn minh, tuân thủ pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch để giữ gìn hình ảnh quốc gia khi đi du lịch nước ngoài của công dân Việt Nam.
Luật chú trọng hơn đến việc bảo đảm chất lượng dịch vụ du lịch thông qua việc quy định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh lữ hành bằng việc quy định trình độ chuyên môn của người phụ trách kinh doanh lữ hành, loại bỏ quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có hợp đồng lao động với 3 hướng dẫn viên có thẻ vì quy định này trên thực tế chỉ mang tính hình thức, số lượng hướng dẫn viên phụ thuộc vào thị trường, có tính mùa vụ. Luật điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện để doanh nghiệp đăng ký và hoạt động kinh doanh.
Tạo động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi
Luật Thủy lợi gồm 10 chương, 60 điều. Luật quy định chuyển từ ''phí'' sang ''giá'' sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội, từ thủy lợi ''phục vụ'' sang thủy lợi ''dịch vụ'', gắn trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ thủy lợi và bên sử dụng dịch vụ thủy lợi; giúp người sử dụng dịch vụ thủy lợi hiểu rõ bản chất nước là hàng hóa, coi dịch vụ thủy lợi là chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi không phân biệt nguồn vốn đầu tư; kinh phí hỗ trợ được ngân sách Nhà nước bảo đảm; Chính phủ sẽ quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm ổn định trong phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật thủy lợi để xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến bảo đảm tính khả thi khi Luật có hiệu lực thi hành từ 01-7-2018.
Hướng tới sự phát triển ngành đường sắt Việt Nam
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018, Luật Đường sắt gồm 10 chương, 87 điều, tăng 2 chương, giảm 27 điều so với Luật Đường sắt 2005, với đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trò quan trọng và tác động lớn tới sự phát triển của ngành đường sắt nói riêng và kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung. Chính sách phát triển đường sắt đã được Luật bổ sung quy định đầy đủ, chi tiết trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt, công nghiệp đường sắt, phát triển đường sắt chuyên dùng. Đặc biệt, đối với chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công để bảo đảm phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia.
Với những chính sách này nhằm định hướng và làm căn cứ cho Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp với thực tế phát triển trong hoạt động đường sắt. Đường sắt tốc độ cao là điểm mới của Luật, trong đó, các nội dung chủ yếu liên quan đến đường sắt tốc độ cao bao gồm yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao, yêu cầu về kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao, quản lý, khai thác, bảo trì, quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Các nội dung này là cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư đường sắt tốc độ cao của nước ta trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 6 Luật: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật Hình sự
Việc ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nhằm khắc phục những điểm sai sót đã phát hiện được của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật Hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất Bộ luật trong thực tiễn; bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi Bộ luật Hình sự được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Theo đó, Luật Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến người chưa thành niên phạm tội: người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng giới hạn trong 28 tội danh cụ thể và chỉ chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với hai tội danh: giết người và cướp tài sản; sửa đổi, bổ sung một số quy định mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm cả đối với hai tội danh: tài trợ khủng bố và rửa tiền nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế.
Bên cạnh đó, Luật Sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung của một số điều luật nhằm bảo đảm sự tiếp nối giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm; sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Luật bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng, máy tính, mạng viễn thông (điều 292 Bộ luật Hình sự); bổ sung một tội danh mới - đó là tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (điều 217a Bộ luật Hình sự) nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
Cùng với việc thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ Luật hình sự số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ tạm giam số 94/2015/QH13.
Nghị quyết tuyên bố kể từ ngày 01-01-2018, Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14), Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành.
Nghị quyết quy định cụ thể việc thi hành Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29-6-2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự và các Bộ luật, Luật có liên quan; đồng thời bổ sung những quy định cụ thể mới liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Nghị quyết giao trách nhiệm cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tổ chức triển khai thi hành Bộ luật Hình sự, đặc biệt là giao trách nhiệm cụ thể cho Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự.
Nghị quyết có quy định chuyển tiếp về việc áp dụng pháp luật trong thời gian từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành (05-7-2017) đến khi Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành (01-01-2018).
Phòng ngừa vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bổ sung quy định việc giải quyết bồi thường được giải quyết tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, được kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Luật có hiệu lực từ ngày 01-7-2018, với 9 chương, 78 điều.
Luật mở rộng nguyên tắc bồi thường, cho phép người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay ra tòa khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự và thi hành án dân sự; kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án dân sự và thi hành án hình sự.
Luật Sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về thiệt hại được bồi thường nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thời gian qua, bảo đảm việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, hiệu quả.
Đặc biệt, Luật bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại có thể tính toán ngay được, không cần xác minh; bổ sung quy định về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo hướng: Nhà nước chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại; bổ sung đối tượng được phục hồi danh dự; quy định cụ thể hình thức tiến hành phục hồi danh dự, thủ tục, thời hạn thực hiện tổ chức trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai và đăng báo xin lỗi.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản công
Với 10 chương, 134 điều, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 01-01-2018. Luật quy định 7 nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, chú trọng đến việc giao quyền quản lý, quyền sử dụng hoặc các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác nhằm xác định rõ chủ thể quản lý, sử dụng gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng tài sản công; việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường để đảm bảo hiệu quả và tính minh bạch của việc khai thác.
Đồng thời, Luật bổ sung quy định giám sát của cộng đồng đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm việc sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình.
Luật giao thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức đối với xe ôtô công, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp cho Chính phủ (thay cho thẩm quyền của Thủ tướng như hiện nay); bổ sung các quy định để đảm bảo việc ban hành tiêu chuẩn, định mức được chặt chẽ, công khai, minh bạch; quy định rõ trách nhiệm tuân thủ, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong toàn bộ quy trình đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện thời gian vừa qua.
Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý
Luật Trợ giúp pháp lý gồm 8 chương, 48 điều, có hiệu lực thi hành từ 01-01-2018. Việc xác định người được trợ giúp pháp lý được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những đối tượng đang được trợ giúp pháp lý, phù hợp với các chính sách đặc thù và điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam.
So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, diện người được trợ giúp pháp lý được mở rộng (từ 6 diện người lên 14 diện người). Theo đó, hai đối tượng được kế thừa hoàn toàn từ Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 là người thuộc hộ nghèo, người có công với cách mạng; hai đối tượng được kế thừa và mở rộng là trẻ em không nơi nương tựa thành tất cả trẻ em, người dân tộc thiểu số ''thường trú'' thành ''cư trú'' tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Luật bổ sung hai nhóm là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi (hiện nay đang thuộc trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự) và người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo để bảo đảm chính sách hình sự đối với các nhóm đối tượng này.
Ngoài ra, Luật có quy định mới trong việc áp dụng điều kiện có khó khăn về tài chính đối với 8 nhóm người như khoản 7, điều 7 của Luật để cung cấp cho những người thực sự có nhu cầu nhưng không có khả năng tài chính để thuê dịch vụ pháp lý.
Chính phủ sẽ quy định chi tiết về điều kiện có khó khăn về tài chính áp dụng với các nhóm người này phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Bảo đảm cho hoạt động của lực lượng cảnh vệ thuận lợi
Luật Cảnh vệ gồm 6 chương, 33 điều. So với Pháp lệnh Cảnh vệ năm 2005, Luật đã bổ sung hai chương, 12 điều. Lực lượng cảnh vệ được xác định là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công An và Bộ Quốc phòng, có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
Các trường hợp được nổ súng khi đang thi hành nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ được quy định tại Nghị định số 128/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cảnh vệ, nay được quy định cụ thể ngay trong Luật Cảnh vệ để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phù hợp với đặc thù của công tác cảnh vệ.
Theo đó, trên cơ sở nguyên tắc và các trường hợp nổ sung được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Cảnh vệ quy định cán bộ, chiến sỹ trong khi thi hành nhiệm vụ được nổ súng trong các trường hợp cụ thể: cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả; vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ; các trường hợp nổ súng khác theo quy đinh của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018.
Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gồm 8 chương, 76 điều. So với Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật bổ sung đối tượng được trang bị vũ khí là Cảnh sát biển, Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm điều kiện cho các lực lượng này thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Luật quy định cụ thể các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự.
Theo đó, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, Luật quy định thành nhóm các trường hợp nổ súng sau khi đã cảnh báo và nhóm các trường hợp nổ súng không cảnh báo.
Luật quy định nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng theo hướng: khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng và phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra... nhằm bảo đảm tính khái quát áp dụng chung cho các loại vũ khí quân dụng (các loại súng, bom, mìn, lựu đạn...) trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự./.
Yêu cầu rà soát, kiểm tra chất lượng tàu cá đóng theo Nghị định 67  (12/07/2017)
Quân đội tham gia phát triển kinh tế là quan điểm nhất quán của Đảng  (12/07/2017)
Bộ Ngoại giao xác nhận tin công dân bị thiệt mạng ở Philippines  (12/07/2017)
Giàn nén khí mỏ Rồng – Đồi Mồi đạt mốc sản lượng 2 tỷ m3 khí  (12/07/2017)
Thông tin kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017  (12/07/2017)
Khai trương Cổng thông tin thương mại Việt Nam  (12/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên