FAO dự báo nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ tăng chậm lại trong 10 năm tới
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) dự báo nhu cầu lương thực và nông sản toàn cầu sẽ tăng chậm lại "đáng kể" trong thập kỷ tới. Dự báo được đưa ra trong báo cáo chung của FAO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 10-7 về nhu cầu sản phẩm nông nghiệp và lương thực tới năm 2026.
Báo cáo nêu rõ trong thập kỷ tới, tăng trưởng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm đáng kể so với thập kỷ trước. Báo cáo cho rằng một trong những nguyên nhân chính được xác định là do sự suy giảm tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc.
Theo báo cáo, Trung Quốc vốn là quốc gia có nhu cầu lớn về nông sản và lương thực và trong thập kỷ trước đã ghi nhận mức tăng lịch sử, trong đó có nhu cầu lớn về thịt và cá. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mức tăng thu nhập không cao kéo theo xu hướng người dân nước này giảm bớt chi tiêu về lương thực bao gồm các sản phẩm thịt, cá, ngũ cốc và dầu thực vật, và dự báo “sẽ giảm một nửa”.
FAO cũng cho biết sụt giảm nhu cầu lương thực sẽ kéo theo sự sụt giảm sản xuất nhiên liệu sinh học - vốn được thúc đẩy mạnh mẽ trong thập kỷ trước do tác động của lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, được triết xuất từ các sản phẩm ngô, mía và dầu thực vật.
Báo cáo dự báo tăng trưởng tiêu thụ lương thực ở các nước đang phát triển sẽ làm giảm số trường hợp suy dinh dưỡng từ 11 xuống 8% (khoảng 788 triệu người xuống 650 triệu người) tại các quốc gia này trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra cảnh báo an ninh lương thực sẽ vấn là vấn đề cấp bách toàn cầu và tình trạng suy dinh dưỡng vẫn hiện hữu tại rất nhiều quốc gia./.
Đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức  (10/07/2017)
Không để phát sinh điểm nóng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo  (10/07/2017)
Bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn  (10/07/2017)
Thủ tướng thăm trường đại học tốt nhất Hà Lan  (10/07/2017)
Canada tiếp tục duy trì Việt Nam trong các nước ưu tiên nhận viện trợ  (10/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên