Việt Nam đánh giá cao việc thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
Ngày 07-7, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ), Hội nghị đàm phán Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã kết thúc thành công với việc 122 nước bỏ phiếu thuận thông qua Hiệp ước.
Hội nghị đã diễn ra từ ngày 15-6 đến 07-7 với sự tham gia của đại diện gần 130 nước thành viên Liên hợp quốc và 33 tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ do Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, làm trưởng đoàn.
Việc đạt được Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đây là lần đầu tiên có một điều ước quốc tế quy định cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử, chế tạo, sản xuất, chiếm hữu, tàng trữ, chuyển giao, kiểm soát, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, khi tham gia Hiệp ước, các quốc gia cũng sẽ phải cam kết không cho các quốc gia đồn trú, lắp đặt hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ và tại các khu vực trong phạm vi tài phán và kiểm soát của mình.
Trả lời phỏng vấn phóng viên sau khi Hiệp ước được ký kết, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc cho biết việc đạt được Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có ý nghĩa lịch sử, đạo lý và pháp lý hết sức to lớn, gửi đi một thông điệp chính trị rất quan trọng về quyết tâm và nguyện vọng tha thiết của nhân dân thế giới xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Trước hết, đây là thành tựu to lớn của cuộc đấu tranh không mệt mỏi của các nước không có vũ khí hạt nhân trong suốt 70 năm qua. Kết quả là lần đầu tiên đã có một điều ước quốc tế quy định cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử, chế tạo, sản xuất, chiếm hữu, tàng trữ, chuyển giao, kiểm soát, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, khi tham gia Hiệp ước, các quốc gia cũng sẽ phải cam kết không cho các quốc gia khác đồn trú, lắp đặt hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ và tại các khu vực trong phạm vi tài phán và kiểm soát của mình.
Đặc biệt, Hiệp ước đã quy định trách nhiệm của các nước tiến hành thử và sử dụng vũ khí hạt nhân phải hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng trong việc giúp đỡ nạn nhân và khắc phục hậu quả về môi trường.
Hiệp ước cũng có các điều khoản tạo điều kiện cho các nước có vũ khí hạt nhân sau này tham gia, nếu cam kết phá hủy vũ khí hạt nhân.
Về pháp lý, với việc thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, đến nay đã có các điều ước quốc tế cấm tất cả 3 loại vũ khí hủy diệt hàng loạt là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học. Đây là một bước tiến mới, là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần tăng cường các cơ chế giải trừ quân bị và giải trừ vũ khí hạt nhân, tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, nổi bật là đã phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và các nước cùng quan điểm đóng góp tích cực và đưa được các nội dung quan trọng vào Hiệp ước như việc cấm đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và trách nhiệm của các nước thử và sử dụng vũ khí hạt nhân đối với các nước bị ảnh hưởng.
Đại sứ Phương Nga cho biết đoàn Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ cùng các nước có cùng quan điểm thúc đẩy để Hiệp ước có nội dung toàn diện và mạnh mẽ, phản ánh ở mức cao nhất có thể những quan tâm hàng đầu của đa số các nước không có vũ khí hạt nhân.
Nổi bật nhất trong hiệp ước là việc cấm đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, điều mà cho đến trước thời điểm này luật pháp quốc tế chưa làm được, cũng như việc quy định rõ ràng trách nhiệm của các nước thử và sử dụng vũ khí hạt nhân phải hỗ trợ thích đáng cho các nước bị ảnh hưởng trong việc giúp đỡ nạn nhân và khắc phục hậu quả về môi trường.
Sự đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam được các nước bè bạn và Chủ tịch Hội nghị đánh giá cao./.
Hội nghị G20: WB triển khai chương trình hỗ trợ nữ doanh nhân  (08/07/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yothotou  (08/07/2017)
Hoạt động của Thủ tướng tại Hội nghị G20 và đánh giá của chính giới Đức  (08/07/2017)
Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017  (08/07/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Hội nghị G20  (08/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên