Bí thư TP. Hồ Chí Minh tham vấn giới trí thức 10 vấn đề
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân muốn các trí thức cùng suy ngẫm với ông về vấn đề rất cấp thiết là xác định “Thành phố đang ở đâu”, từ đó vạch ra các giải pháp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong bài nói chuyện sử dụng công cụ powerpoint, phân tích nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội từ tầm nhìn chung đến những con số so sánh cụ thể, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đưa ra 10 vấn đề gợi ý các đại biểu trí thức góp ý.
Trăn trở của Bí thư Thành ủy
Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, TP. Hồ Chí Minh có quy mô kinh tế lớn nhất, đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân từ 12 năm nay đã trở thành nguồn vốn lớn nhất trong tổng đầu tư hàng năm của Thành phố (chiếm 65,1% trong cơ cấu đầu tư năm 2016).
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy lo lắng khi 10 năm gần đây, tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tổng vốn đầu tư hàng năm của Thành phố thấp hơn tỷ trọng của cả nước. Thống kê cơ cấu giai đoạn 2007 - 2015 thì vốn FDI bình quân của TP. Hồ Chí Minh chỉ chiếm 17,5% so với trung bình của cả nước là 24,4%. Vấn đề được Bí thư đặt ra là làm sao để tăng thu hút vốn FDI?
Cũng theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, trong năm qua TP. Hồ Chí Minh chiếm 4 tỷ USD trong tổng kiều hối cả nước là 7,9 tỷ USD. Tuy nhiên, gần đây lượng kiều hối của Thành phố có giảm sút và Thành phố cần phải bàn kỹ để làm sao phát huy được thế mạnh kiều hối.
Cùng với đó là các vấn đề như dân số Thành phố đã tăng liên tục gấp 3 lần sau 40 năm (3 triệu người năm 1975 lên gần 9 triệu người hiện nay), trong khi diện tích không thay đổi; áp lực về tội phạm gia tăng...
Đối với nguồn lực con người, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng “chất xám” của TP. Hồ Chí Minh với 600.000 sinh viên, trên 150.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm.
Ngoài ra, nguồn lao động Thành phố hiện chiếm 7,9% lao động cả nước (2015), riêng lao động trình độ cao của chiếm tới 21,2% cả nước.
Bí thư Thành ủy mong muốn các trí thức tham mưu cho lãnh đạo Thành phố về các giải pháp để phát huy thế mạnh, giải quyết những hạn chế, nguy cơ.
“Chính quyền phải trong sạch, cán bộ, công chức phải lắng nghe dân, biết sợ dân khi dân không hài lòng. Đảng viên phải gương mẫu, tuân thủ pháp luật, làm theo các nghị quyết của Đảng, biết sợ kỷ luật của Đảng, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá công việc và đạo đức cán bộ, công chức, đảng viên”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Đầu tư cho khoa học là đầu tư cho tương lai
NGND.GS.TS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch các Hội Liên hiệp KH-KT TP. Hồ Chí Minh cho biết Liên hiệp Hội đang tập hợp được hơn 60.000 các nhà khoa học thành viên, trong đó có nhiều nhà khoa học hưu trí và lớn tuổi. Theo GS. Giao, đây là nguồn lực rất lớn, vì “gừng càng già càng cay” và ông đề nghị trong bối cảnh mới, lãnh đạo Thành phố quan tâm hơn trong lắng nghe, tham vấn ý kiến của họ.
Kỹ sư cao cấp Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu - Cảng TP. Hồ Chí Minh gửi đến Bí thư Thành uỷ 5 kiến nghị giải quyết các vấn đề giao thông, đô thị. Trong đó, ông nhấn mạnh phải tăng cường năng lực vận tải, quy hoạch và đổi mới hệ thống giao thông công cộng... Có lộ trình cụ thể, từ nay đến 2030 phải có hướng xử lý để giảm kẹt xe.
Ông Lê Anh Tuấn, đại diện một doanh nghiệp cơ khí tự động hóa cho biết, từ hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học cho đến khi đưa ra thực tế sản xuất vẫn còn khoảng cách do chưa hoàn thiện công nghệ. Chính quyền Thành phố, trực tiếp là Sở Khoa học và Công nghệ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào công tác nghiên cứu để thu hẹp dần các khoảng cách nêu trên, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành kinh tế đột phá.
Còn ông Trần Hữu Toàn, Tổng giám đốc công ty Kỹ nghệ thực phẩm Viet Sin góp ý, khối doanh nghiệp tư nhân hiện nay đang ngày càng đóng góp lớn hơn vào quy mô kinh tế Thành phố, do đó cần khuyến khích hơn khu vực này, thúc đẩy khởi nghiệp. “Nếu làm được như vậy thì chỉ trong khoảng 5 năm nữa thôi, Thành phố sẽ gặt hái được nhiều hơn thành công, với đội ngũ các start-up, CEO lớn mạnh”, ông Toàn bày tỏ.
Các đại biểu trí thức cũng góp ý về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ tế bào gốc, công nghiệp nano, công nghệ cao…
Tiếp thu các ý kiến, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh lãnh đạo Thành phố sẽ không "nói suông". Sau cuộc gặp này, các cơ quan chức năng sẽ tổng hợp, nghiên cứu và đặt hàng cụ thể với các trí thức về các vấn đề lớn của Thành phố./.
Chuyến thăm của Thủ tướng và mong muốn 'kép' của Hoa Kỳ  (28/05/2017)
Bang Zacatecas của Mexico muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam  (28/05/2017)
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng sẽ tạo đà cho sự hợp tác, phát triển  (28/05/2017)
Những bước đi thận trọng của Tổng thống Donald Trump  (28/05/2017)
Tôn vinh công nhân, người lao động tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2017  (28/05/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay