Chủ tịch nước gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tiêu biểu toàn quốc
21:07, ngày 26-05-2017
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2017, chiều 26-5-2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt 58 học sinh nghèo hiếu học, học giỏi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện các vùng, miền trên cả nước.
Chương trình gặp mặt đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt toàn quốc lần thứ X do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và các ban, ngành Trung ương phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm động viên và biểu dương tinh thần vượt khó của các em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên cả nước.
Nói chuyện với các đại biểu bộ, ngành Trung ương, các em học sinh, sinh viên nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, là vấn đề có tính chiến lược, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng... Trẻ em ngày càng được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn, được ưu tiên và khẳng định trong đường lối, chính sách và trong từng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành theo hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu và đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khen ngợi 58 gương mặt tiêu biểu tại buổi gặp mặt, cùng các học sinh, sinh viên nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên cả nước đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện, đạt thành tích học tập giỏi nhiều năm liền, nhiều em đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp huyện, tỉnh.
Chủ tịch nước biểu dương: “Các cháu xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, là những bông hoa tươi thắm, góp phần làm cho vườn hoa người tốt, việc tốt của cả nước ngày càng rực rỡ”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn và biểu dương các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có nhiều đóng góp cho Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, hiện nay, trong số 26 triệu trẻ em nước ta còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và sự chung tay góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Chủ tịch nước đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, ban, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trọng tâm là Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Luật Trẻ em năm 2016, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2016-2020 gắn với Chiến lược gia đình Việt Nam đến năm 2020.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; kịp thời tuyên truyền, cổ vũ các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền của trẻ em, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong nước và quốc tế tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cùng với đó là việc quan tâm xây dựng trường học, công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em; chú trọng xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức quỹ các cấp, phấn đấu để quỹ thực sự trở thành cầu nối, địa chỉ tin cậy của trẻ em Việt Nam./.
Nói chuyện với các đại biểu bộ, ngành Trung ương, các em học sinh, sinh viên nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, là vấn đề có tính chiến lược, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng... Trẻ em ngày càng được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn, được ưu tiên và khẳng định trong đường lối, chính sách và trong từng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành theo hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu và đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khen ngợi 58 gương mặt tiêu biểu tại buổi gặp mặt, cùng các học sinh, sinh viên nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên cả nước đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện, đạt thành tích học tập giỏi nhiều năm liền, nhiều em đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp huyện, tỉnh.
Chủ tịch nước biểu dương: “Các cháu xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, là những bông hoa tươi thắm, góp phần làm cho vườn hoa người tốt, việc tốt của cả nước ngày càng rực rỡ”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn và biểu dương các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có nhiều đóng góp cho Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, hiện nay, trong số 26 triệu trẻ em nước ta còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và sự chung tay góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Chủ tịch nước đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, ban, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trọng tâm là Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Luật Trẻ em năm 2016, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2016-2020 gắn với Chiến lược gia đình Việt Nam đến năm 2020.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; kịp thời tuyên truyền, cổ vũ các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền của trẻ em, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong nước và quốc tế tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cùng với đó là việc quan tâm xây dựng trường học, công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em; chú trọng xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức quỹ các cấp, phấn đấu để quỹ thực sự trở thành cầu nối, địa chỉ tin cậy của trẻ em Việt Nam./.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi các điều luật liên quan đến quy hoạch và các tổ chức tín dụng  (26/05/2017)
Việt Nam phản đối việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở Trường Sa  (26/05/2017)
Dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Tây Ban Nha  (26/05/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp tập huấn công tác tham mưu tác chiến năm 2017  (26/05/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay