Tiếp tục rà soát, sửa đổi các điều luật liên quan đến quy hoạch và các tổ chức tín dụng
21:07, ngày 26-05-2017
TCCSĐT- Ngày 26-5-2017, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quy hoạch, các đại biểu bày tỏ nhiều băn khoăn về các quy định chuyển tiếp quy hoạch và xử lý các quy định hiện hành về quy hoạch, hiệu lực thi hành của Luật được quy định tại Điều 68 và 69 dự thảo Luật. Cùng với đó, các đại biểu cũng đã thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Sửa đổi các luật liên quan
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết theo báo cáo của các cơ quan hữu quan được phân công qua rà soát, có 32 Luật cần sửa đổi, bổ sung các Điều liên quan đến quy hoạch để phù hợp với dự án Luật quy hoạch (quy định tại Phụ lục 2 của dự thảo Luật). Để bảo đảm tính khả thi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý khoản 1 Điều 69 của dự thảo Luật theo hướng Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực từ ngày 01-01-2019.
Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thực hiện đến hết thời kỳ quy hoạch; trường hợp nội dung của quy hoạch đó không phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch phải điều chỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Đối với quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch, được thực hiện đến hết ngày 31-12-2020. Chính phủ rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch trong các Luật thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 2 của Luật, bảo đảm phù hợp với Luật Quy hoạch, trình Quốc hội xem xét, quyết định và có hiệu lực chậm nhất từ ngày 01-01-2019.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019 và đến ngày 31-12-2020 sẽ hoàn thành các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trong khi đó, còn nhiều quy hoạch không được tích hợp và sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01-01-2019. Trong khoảng thời gian 2 năm đó cần đặt vấn đề về việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực liên quan. Theo nhiều đại biểu, ngoài 32 luật, một số luật, pháp lệnh như Luật Dược, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng giáo dục... cũng có quy định về quy hoạch, trong đó quy định cả trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch. Nếu theo quy định tại Điều 69 dự thảo Luật Quy hoạch, các quy định này vẫn tồn tại vì các luật không thay đổi dẫn đến không bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, trong 32 luật đề xuất sửa đổi, có nhiều điều khoản liên quan không được đề xuất sửa đổi.
Nhiều đại biểu cho rằng để bảo đảm tính thống nhất, khả thi của dự án Luật, cần rà soát kỹ hơn các luật, điều luật cũng như lộ trình sửa đổi. Dẫn các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu cho rằng danh mục các quy định về quy hoạch cần sửa đổi trong dự thảo Luật chỉ liệt kê chung về các điều cần sửa đổi là chưa đầy đủ. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại, nếu không sửa đổi toàn diện cả điều mà chỉ các điều khoản cụ thể cần phải liệt kê chi tiết các điều khoản vào trong điều luật phải sửa, tránh trường hợp không thuộc phạm vi sửa nhưng vẫn sửa.
Đặt vấn đề về nguồn lực để thực hiện các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chỉ trong thời gian ngắn như vậy, chất lượng quy hoạch thế nào, sự xung đột của Luật quy hoạch với các luật khác đã được ban hành... nhiều đại biểu cho rằng khoản 1 Điều 9 dự thảo Luật quy định chi phí lập, thẩm định, quyết định phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Tuy nhiên, Luật đầu tư công không có tiêu chí nào xác định các hoạt động trên thuộc các loại dự án đầu tư công, do đó, không thể bố trí kinh phí để thực hiện.
Trả lời những thắc mắc nêu trên, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ tiếp tục xem xét, rà soát các luật và điều luật có liên quan để sửa đổi cho thống nhất. Những quy hoạch đã được duyệt, nếu phù hợp thì sẽ thực hiện đến hết thời kỳ quy hoạch, nếu không còn phù hợp sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch. Những quy hoạch được tích hợp, được phê duyệt phải thực hiện hết thời kỳ quy hoạch mới chuyển sang thực hiện theo quy hoạch mới. Toàn bộ quy hoạch ngành, một số quy hoạch sản phẩm sẽ hết hiệu lực ngay khi Luật này có hiệu lực.
Ngăn ngừa lợi ích nhóm
Trước tình trạng lạm phát quy hoạch, hiện cả nước có tới trên 19.000 bản quy hoạch thuộc mọi lĩnh vực (trong đó có cả quy hoạch sản phẩm như quy hoạch sắn, càphê...), có ý kiến cho rằng để ngăn ngừa lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm có thể xảy ra, cần bổ sung mục tiêu hoạt động quy hoạch, đó là “hoạt động quy hoạch phải vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đại biểu cho rằng, phải đảm bảo nguyên tắc tính khoa học, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng nguồn lực trong hoạt động quy hoạch. Công tác quy hoạch cần tiếp cận theo hướng tầm nhìn lâu dài. Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh cần căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia và tính đặc thù của mỗi vùng, mỗi tỉnh. Quy hoạch phải đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội môi trường và phát triển cân đối liên kết giữa các vùng miền quốc gia.
Quy hoạch chiến lược cấp quốc gia chỉ 10 năm là tầm nhìn quá ngắn, sẽ dẫn đến trình trạng quy hoạch chưa được thực hiện hết, hay quy hoạch chưa lâu đã phải điều chỉnh, đại biểu Nguyễn Thanh Phương nêu ý kiến. Từ đó, đại biểu đề xuất có quy định về thời kỳ quy hoạch cho từng cấp cụ thể. Thời kỳ quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng phải dài hơn quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch tổng thể cần có tầm nhìn xa, định hướng ổn định, cấp quốc gia cần 20 năm, tầm nhìn 30 năm, cấp vùng, cấp tỉnh 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
Bồi thường khi quy hoạch treo
Các đại biểu cho rằng thời gian qua các chương trình, dự án trong quy hoạch, nhất là quy hoạch phân khu chức năng; cụm công nghiệp, khu dân cư, thương mại, chậm hoặc không triển khai, “quy hoạch treo” là khá phổ biến, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng dự án cũng như trong vùng quy hoạch. Do vướng quy hoạch, người dân không thể xây dựng mới nhà cửa, chuyển mục đích sử dụng đất, không thể đầu tư phát triển nguồn lực xã hội, quốc gia.
Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu
Thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Việc xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm, bán khoản nợ theo cơ chế thị trường, thu nợ khách hàng vay còn nhiều hạn chế, dẫn đến khó xử lý nợ xấu một cách triệt để; cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn bất cập, gây nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập, làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý nợ xấu. Nhiều ý kiến nhấn mạnh, nếu các khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu không được tháo gỡ, sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, hạn chế quyền tiếp cận vốn của doanh nghiệp, khó giảm được lãi suất cho vay, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Vì thế, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
Phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng
Thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các đại biểu nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và yêu cầu khắc phục những khó khăn, hạn chế của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn trước, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được thời gian vừa qua, nhằm xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh về tài chính, quản trị theo thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và là kênh huy động vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế nói chung.
Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, theo đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền, cách thức cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống.
Về phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, nhiều ý kiến đồng tình với phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật, theo đó tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng liên quan đến cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, từ đó có các phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần giải quyết.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật và cho rằng cần xem xét, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng luật thời gian qua, từ việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, vai trò của Chính phủ, các bộ, đặc biệt là của Ngân hàng Nhà nước. Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách cần sửa đổi tại Luật Các tổ chức tín dụng, để thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, kiềm chế phát sinh thêm nợ xấu, kiểm soát đầu tư chéo, sở hữu chéo, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế./.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết theo báo cáo của các cơ quan hữu quan được phân công qua rà soát, có 32 Luật cần sửa đổi, bổ sung các Điều liên quan đến quy hoạch để phù hợp với dự án Luật quy hoạch (quy định tại Phụ lục 2 của dự thảo Luật). Để bảo đảm tính khả thi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý khoản 1 Điều 69 của dự thảo Luật theo hướng Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực từ ngày 01-01-2019.
Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thực hiện đến hết thời kỳ quy hoạch; trường hợp nội dung của quy hoạch đó không phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch phải điều chỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Đối với quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch, được thực hiện đến hết ngày 31-12-2020. Chính phủ rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch trong các Luật thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 2 của Luật, bảo đảm phù hợp với Luật Quy hoạch, trình Quốc hội xem xét, quyết định và có hiệu lực chậm nhất từ ngày 01-01-2019.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019 và đến ngày 31-12-2020 sẽ hoàn thành các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trong khi đó, còn nhiều quy hoạch không được tích hợp và sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01-01-2019. Trong khoảng thời gian 2 năm đó cần đặt vấn đề về việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực liên quan. Theo nhiều đại biểu, ngoài 32 luật, một số luật, pháp lệnh như Luật Dược, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng giáo dục... cũng có quy định về quy hoạch, trong đó quy định cả trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch. Nếu theo quy định tại Điều 69 dự thảo Luật Quy hoạch, các quy định này vẫn tồn tại vì các luật không thay đổi dẫn đến không bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, trong 32 luật đề xuất sửa đổi, có nhiều điều khoản liên quan không được đề xuất sửa đổi.
Nhiều đại biểu cho rằng để bảo đảm tính thống nhất, khả thi của dự án Luật, cần rà soát kỹ hơn các luật, điều luật cũng như lộ trình sửa đổi. Dẫn các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu cho rằng danh mục các quy định về quy hoạch cần sửa đổi trong dự thảo Luật chỉ liệt kê chung về các điều cần sửa đổi là chưa đầy đủ. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại, nếu không sửa đổi toàn diện cả điều mà chỉ các điều khoản cụ thể cần phải liệt kê chi tiết các điều khoản vào trong điều luật phải sửa, tránh trường hợp không thuộc phạm vi sửa nhưng vẫn sửa.
Đặt vấn đề về nguồn lực để thực hiện các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chỉ trong thời gian ngắn như vậy, chất lượng quy hoạch thế nào, sự xung đột của Luật quy hoạch với các luật khác đã được ban hành... nhiều đại biểu cho rằng khoản 1 Điều 9 dự thảo Luật quy định chi phí lập, thẩm định, quyết định phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Tuy nhiên, Luật đầu tư công không có tiêu chí nào xác định các hoạt động trên thuộc các loại dự án đầu tư công, do đó, không thể bố trí kinh phí để thực hiện.
Trả lời những thắc mắc nêu trên, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ tiếp tục xem xét, rà soát các luật và điều luật có liên quan để sửa đổi cho thống nhất. Những quy hoạch đã được duyệt, nếu phù hợp thì sẽ thực hiện đến hết thời kỳ quy hoạch, nếu không còn phù hợp sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch. Những quy hoạch được tích hợp, được phê duyệt phải thực hiện hết thời kỳ quy hoạch mới chuyển sang thực hiện theo quy hoạch mới. Toàn bộ quy hoạch ngành, một số quy hoạch sản phẩm sẽ hết hiệu lực ngay khi Luật này có hiệu lực.
Ngăn ngừa lợi ích nhóm
Trước tình trạng lạm phát quy hoạch, hiện cả nước có tới trên 19.000 bản quy hoạch thuộc mọi lĩnh vực (trong đó có cả quy hoạch sản phẩm như quy hoạch sắn, càphê...), có ý kiến cho rằng để ngăn ngừa lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm có thể xảy ra, cần bổ sung mục tiêu hoạt động quy hoạch, đó là “hoạt động quy hoạch phải vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đại biểu cho rằng, phải đảm bảo nguyên tắc tính khoa học, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng nguồn lực trong hoạt động quy hoạch. Công tác quy hoạch cần tiếp cận theo hướng tầm nhìn lâu dài. Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh cần căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia và tính đặc thù của mỗi vùng, mỗi tỉnh. Quy hoạch phải đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội môi trường và phát triển cân đối liên kết giữa các vùng miền quốc gia.
Quy hoạch chiến lược cấp quốc gia chỉ 10 năm là tầm nhìn quá ngắn, sẽ dẫn đến trình trạng quy hoạch chưa được thực hiện hết, hay quy hoạch chưa lâu đã phải điều chỉnh, đại biểu Nguyễn Thanh Phương nêu ý kiến. Từ đó, đại biểu đề xuất có quy định về thời kỳ quy hoạch cho từng cấp cụ thể. Thời kỳ quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng phải dài hơn quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch tổng thể cần có tầm nhìn xa, định hướng ổn định, cấp quốc gia cần 20 năm, tầm nhìn 30 năm, cấp vùng, cấp tỉnh 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
Bồi thường khi quy hoạch treo
Các đại biểu cho rằng thời gian qua các chương trình, dự án trong quy hoạch, nhất là quy hoạch phân khu chức năng; cụm công nghiệp, khu dân cư, thương mại, chậm hoặc không triển khai, “quy hoạch treo” là khá phổ biến, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng dự án cũng như trong vùng quy hoạch. Do vướng quy hoạch, người dân không thể xây dựng mới nhà cửa, chuyển mục đích sử dụng đất, không thể đầu tư phát triển nguồn lực xã hội, quốc gia.
Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu
Thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Việc xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm, bán khoản nợ theo cơ chế thị trường, thu nợ khách hàng vay còn nhiều hạn chế, dẫn đến khó xử lý nợ xấu một cách triệt để; cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn bất cập, gây nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập, làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý nợ xấu. Nhiều ý kiến nhấn mạnh, nếu các khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu không được tháo gỡ, sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, hạn chế quyền tiếp cận vốn của doanh nghiệp, khó giảm được lãi suất cho vay, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Vì thế, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
Phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng
Thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các đại biểu nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và yêu cầu khắc phục những khó khăn, hạn chế của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn trước, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được thời gian vừa qua, nhằm xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh về tài chính, quản trị theo thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và là kênh huy động vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế nói chung.
Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, theo đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền, cách thức cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống.
Về phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, nhiều ý kiến đồng tình với phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật, theo đó tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng liên quan đến cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, từ đó có các phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần giải quyết.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật và cho rằng cần xem xét, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng luật thời gian qua, từ việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, vai trò của Chính phủ, các bộ, đặc biệt là của Ngân hàng Nhà nước. Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách cần sửa đổi tại Luật Các tổ chức tín dụng, để thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, kiềm chế phát sinh thêm nợ xấu, kiểm soát đầu tư chéo, sở hữu chéo, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế./.
Việt Nam phản đối việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở Trường Sa  (26/05/2017)
Dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Tây Ban Nha  (26/05/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp tập huấn công tác tham mưu tác chiến năm 2017  (26/05/2017)
Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2016: Đề tài của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt giải 3  (26/05/2017)
Hội thảo khoa học kỹ thuật kỷ niệm 10 năm ngày thành lậpTổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí  (26/05/2017)
Hội thảo khoa học “Xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay”  (26/05/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên