APEC 2017: Xây dựng một hệ thống thương mại đa phương vững mạnh
22:56, ngày 20-05-2017
Trong hai ngày 20 và 21-5, tại Hà Nội, Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23) và các hội nghị liên quan nằm trong chuỗi sự kiện của Năm APEC 2017 được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Nhằm bày tỏ sự trọng thị đối với các Bộ trưởng APEC và các khách mời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội nghị MRT23 vào sáng 20-5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Hội nghị có sự tham dự của 21 thành viên APEC, Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO); các quan sát viên gồm: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (PECC) và Hội đồng các đảo Thái Bình Dương (PIF).
Trong ngày thứ nhất của Hội nghị MRT23, các Bộ trưởng Thương mại APEC đã thảo luận chủ đề về ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, cũng như củng cố tính cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).
Tại phiên thảo luận này, Việt Nam đã báo cáo kết quả của Hội nghị APEC về thương mại và sáng tạo, được tổ chức bên lề Hội nghị MRT23. Ngoài ra, Việt Nam cũng thông báo kết quả cuộc thi Ứng dụng số APEC. Theo đó, nhóm thí sinh từ nền kinh tế Australia đã giành giải Nhất cuộc thi này.
Đây là những hoạt động hết sức hữu ích và tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các MSMEs. Tại Hội nghị MRT23, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã báo cáo các Bộ trưởng tiến độ triển khai xây dựng Kế hoạch hành động về thúc đẩy kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC cũng như tiến độ xây dựng Khuôn khổ APEC về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.
Hội nghị đã ghi nhận và biểu dương sự năng động của Việt Nam với vai trò chủ nhà của MRT23. Các Bộ trưởng Thương mại APEC đã nghe Tổng Giám đốc WTO tóm tắt tình hình đàm phán WTO và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 vào cuối năm 2017 tại Argentina.
Hội nghị ghi nhận và hoan nghênh một số thành công quan trọng của WTO trong thời gian qua như thông qua Gói cam kết Bali gồm các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp, gói thương mại, phát triển và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, Gói cam kết Nairobi (gồm cam kết loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, miễn thuế và hạn ngạch tiếp cận thị trường đối với hoạt động xuất khẩu bông từ các nước chậm phát triển; một số ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật đối với một số hàng hóa và dịch vụ nhất định từ các nước phát triển dành cho nhóm nước chậm phát triển) và đặc biệt là Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại (FTA) và Nghị định thư sửa đổi về Hiệp định TRIPs (Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được ký kết vào ngày 15-12-1993, có hiệu lực từ ngày 01-01-1995, là một trong các hiệp định cơ bản của Tổ chức WTO). Đây là cơ sở quan trọng để WTO tiếp tục phấn đấu hợp tác nhằm có những bước tiến mới trong thời gian tới.
Tại Hội nghị MRT23, đa số thành viên APEC đều nhất trí tiếp tục xây dựng một hệ thống thương mại đa phương vững mạnh, minh bạch, lấy luật lệ làm cơ sở và là nền tảng cho thương mại quốc tế.
Trong phiên buổi chiều, các Bộ trưởng APEC đã thảo luận ưu tiên quan trọng nhất của APEC về đẩy mạnh liên kết kinh tế trong khu vực như tình hình kinh tế thế giới và khu vực, các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực, thực hiện mục tiêu Bogor, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối chuỗi cung ứng, khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, thương mại điện tử và thương mại số./.
Hội nghị có sự tham dự của 21 thành viên APEC, Tổng Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO); các quan sát viên gồm: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (PECC) và Hội đồng các đảo Thái Bình Dương (PIF).
Trong ngày thứ nhất của Hội nghị MRT23, các Bộ trưởng Thương mại APEC đã thảo luận chủ đề về ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, cũng như củng cố tính cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).
Tại phiên thảo luận này, Việt Nam đã báo cáo kết quả của Hội nghị APEC về thương mại và sáng tạo, được tổ chức bên lề Hội nghị MRT23. Ngoài ra, Việt Nam cũng thông báo kết quả cuộc thi Ứng dụng số APEC. Theo đó, nhóm thí sinh từ nền kinh tế Australia đã giành giải Nhất cuộc thi này.
Đây là những hoạt động hết sức hữu ích và tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các MSMEs. Tại Hội nghị MRT23, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã báo cáo các Bộ trưởng tiến độ triển khai xây dựng Kế hoạch hành động về thúc đẩy kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC cũng như tiến độ xây dựng Khuôn khổ APEC về Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.
Hội nghị đã ghi nhận và biểu dương sự năng động của Việt Nam với vai trò chủ nhà của MRT23. Các Bộ trưởng Thương mại APEC đã nghe Tổng Giám đốc WTO tóm tắt tình hình đàm phán WTO và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 vào cuối năm 2017 tại Argentina.
Hội nghị ghi nhận và hoan nghênh một số thành công quan trọng của WTO trong thời gian qua như thông qua Gói cam kết Bali gồm các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp, gói thương mại, phát triển và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, Gói cam kết Nairobi (gồm cam kết loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, miễn thuế và hạn ngạch tiếp cận thị trường đối với hoạt động xuất khẩu bông từ các nước chậm phát triển; một số ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật đối với một số hàng hóa và dịch vụ nhất định từ các nước phát triển dành cho nhóm nước chậm phát triển) và đặc biệt là Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại (FTA) và Nghị định thư sửa đổi về Hiệp định TRIPs (Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được ký kết vào ngày 15-12-1993, có hiệu lực từ ngày 01-01-1995, là một trong các hiệp định cơ bản của Tổ chức WTO). Đây là cơ sở quan trọng để WTO tiếp tục phấn đấu hợp tác nhằm có những bước tiến mới trong thời gian tới.
Tại Hội nghị MRT23, đa số thành viên APEC đều nhất trí tiếp tục xây dựng một hệ thống thương mại đa phương vững mạnh, minh bạch, lấy luật lệ làm cơ sở và là nền tảng cho thương mại quốc tế.
Trong phiên buổi chiều, các Bộ trưởng APEC đã thảo luận ưu tiên quan trọng nhất của APEC về đẩy mạnh liên kết kinh tế trong khu vực như tình hình kinh tế thế giới và khu vực, các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực, thực hiện mục tiêu Bogor, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối chuỗi cung ứng, khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, thương mại điện tử và thương mại số./.
Tưng bừng kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (20/05/2017)
Thủ tướng: Cần nâng tầm quan hệ thương mại hai nước Việt - Nhật  (20/05/2017)
Cuba thông qua văn kiện định hướng cập nhật mô hình chủ nghĩa xã hội  (20/05/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc  (20/05/2017)
Thủ tướng dự khai mạc Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC  (20/05/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên