Tưng bừng kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22:55, ngày 20-05-2017
TCCSĐT - Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-5, Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina và Viện Văn hóa Argentina - Việt Nam (ICAV) đã phối hợp tổ chức chuỗi các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tại trường Đại học Arturo Jaureche, tỉnh Buenos Aires.
Tham dự chương trình có giảng viên, sinh viên đến từ nhiều khoa, cán bộ Đại sứ quán, các thành viên ICAV và bạn bè yêu mến Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc sự kiện, đại diện Đại sứ quán Việt Nam giới thiệu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi nêu bật tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, phẩm chất cộng sản, đạo đức cách mạng trong sáng, công lao của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cán bộ Đại sứ quán khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho các phong trào giải phóng dân tộc của lực lượng tiến bộ trên thế giới, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam và luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Về phần mình, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina - Việt Nam (ICAV) Poldi Sosa đọc nhiều đoạn thơ trong tập Nhật ký trong tù của Bác, nêu bật tấm gương anh hùng, đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước.
Theo bà Poldi, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, tư tưởng và các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là di sản tinh thần vô giá, giúp các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Phó Chủ tịch ICAV Ezequiel Ramoneda giới thiệu vị trí địa lý, lịch sử, công cuộc tái thiết đất nước sau khi thống nhất và những thành tựu kinh tế, xã hội của Việt Nam trong 30 năm thực hiện Đổi mới.
Trong không khí xúc động, nhiều người tham dự bày tỏ cảm phục về nhân cách, đức độ và tài trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tinh thần đoàn kết gắn bó của nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giành độc lập. Trong khuôn khổ chương trình kéo dài từ 17-5 đến 07-6, nhiều hoạt động văn hóa như triển lãm ảnh, sách, đồ thủ công mỹ nghệ, áo dài cũng được tổ chức.
Đại sứ quán Việt Nam cũng trình chiếu nhiều bộ phim như "Việt Nam ngày nay", "Đừng đố", "Bao giờ cho đến tháng Mười" và "Con chim Vành Khuyên".
** Cùng ngày, tại Prague, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Hồ Minh Tuấn đã chủ trì buổi lễ kỷ niệm lần thứ 127 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tham gia của các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và phu nhân, phu quân và một số gương mặt của cộng đồng ở Prague và các địa phương.
Đại sứ Hồ Minh Tuấn đã điểm lại những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ từ thời niên thiếu trước năm 1911 đến lúc Bác “đi theo thế giới Người hiền” năm 1969. Đại sứ khắc họa khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên hai phương diện - Anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; Danh nhân văn hóa thế giới.
Những người có mặt tại buổi lễ xúc động khi xem những thước phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là vào giai đoạn 1945 - 1954, khi cách mạng Việt Nam ở thế “ngàn cân treo sợi tóc” và Bác đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.
Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc Nguyễn Duy Nhiên và các đại biểu từ các địa phương đã bày tỏ niềm tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và niềm tin vào con đường mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc, mong muốn các cán bộ noi theo tấm gương của Bác, hết lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Tại buổi lễ, trong phần báo công lên Bác, Tham thán Công sứ Vũ Văn Minh đã sơ kết hoạt động của Đại sứ quán trong thời gian qua, trong đó có nhiệm vụ phối hợp với Hội Người Việt Nam tại Cộng hòa Séc tổ chức các hoạt động của cộng đồng theo hướng “hội nhập sâu vào nước sở tại, luôn hướng về quê hương, đất nước”.
Báo cáo với Bác về những thành tích đạt được trong năm 2016, Đại sứ Hồ Minh Tuấn đã trao giấy khen cho những tập thể và cá nhân thuộc các cơ quan đại diện và cộng đồng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động chuyên môn và công tác xã hội.
** Tại Ấn Độ, nhiều hoạt động míttinh, kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã diễn ra. Sáng 19-5 tại trụ sở của Liên đoàn các Phòng thương mại và Công nghiệp tại thủ phủ Hyderabad, bang Telangana và Andhra Pradesh, Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ (AIPSO) đã long trọng tổ chức lễ míttinh kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ hiến, Bộ trưởng giáo dục bang Telegala Kadiyam Srihari, Chủ tịch AIPSO K.Yadav Reddy, các Tổng thư ký, Thư ký và hơn 200 thành viên tổ chức AIPSO cùng đông đảo đại biểu khách mời. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đã tham dự và phát biểu tại sự kiện trên.
Khai mạc lễ míttinh, Chủ tịch K.Yadav Reddy và các Tổng Thư ký của AIPSO B.Vinod, Metla Jagan, Thipparthi Yadaiah lần lượt phát biểu ôn lại những tình cảm quý báu giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và vị Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru, những người đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị bền vững giữa nhân dân Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ về sự nghiệp và cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp của Người cho phong trào giải phóng dân tộc và hòa bình trên thế giới.
Bên cạnh đó, một số thành viên ban lãnh đạo AIPSO cũng đã phát biểu cảm nghĩ và chia sẻ những kỷ niệm của mình về đất nước, con người Việt Nam, bày tỏ sự thán phục về ý chí kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trước đây cũng như những thành tựu vượt bậc trong công cuộc cải cách phát triển đất nước hiện nay.
Tại cuộc míttinh, Phó Thủ hiến, Bộ trưởng giáo dục bang Telangana K.Srihari nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống lịch sử giữa Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời cho biết người dân Ấn Độ nói chung cũng như người dân bang Telangana nói riêng bày tỏ sự cảm phục đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những cống hiến của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam cũng như phong trào hòa bình thế giới.
Ông K.Srihari cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy quan hệ văn hóa sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Về phần mình, Đại sứ Tôn Sinh Thành nêu rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Việt Nam, một anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân Việt Nam đã làm lên các chiến thắng lịch sử, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh chính Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawarharlal Nerhu đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Ấn - Việt và mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước ký kết năm 2007 đã được nâng cấp lên tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi năm ngoái. Đây là những dấu mốc lịch sử quan trọng, mở đường cho việc tiếp tục thúc đẩy và phát triển quan hệ hai nước về cả bề rộng, lẫn chiều sâu.
Đại sứ bày tỏ hy vọng quan hệ hai nước tiếp tục phát triển qua đó đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Cũng tại buổi lễ míttinh đã diễn ra lễ ra mắt cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dịch bằng tiếng Telugu.
Cuốn sách nêu bật về thân thế, sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh và kèm theo nhiều hình ảnh minh họa. Buổi lễ míttinh trang trọng đọng lại với những tiếng hô vang khẩu hiệu “quan hệ hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam muôn năm. Hòa bình thế giới muôn năm” (Long Live India-Vietnam Friendship. Long Live World Peace).
Chiều 19-5, tại thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam bang Tây Bengal (IVSC) cũng đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tham dự của khoảng gần 100 thành viên IVSC và các khách mời là quan chức chức chính quyền, lãnh đạo một số trường Đại học, Thư viện cùng các học giả, chuyên gia nghiên cứu tại bang Tây Bengal.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ tịch IVSC Greetesh Sharma ôn lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giải phóng và giành độc lập, thống nhất cho dân tộc Việt Nam cũng như phong trào tiến bộ trên thế giới.
Ông Sharma cho biết từ những năm 1945 - 1975, nhân dân thành phố Calcutta (Kalkota), thủ phủ bang Tây Bengal đã có những phong trào và hành động thiết thực bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền tự do cho người dân, đồng thời bày tỏ vui mừng khi tình hữu nghị thủy chung giữa hai dân tộc được Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh gây dựng tiếp tục được mở rộng và phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, di sản được chú trọng.
Sau lễ míttinh, các đại biểu tham dự cũng đã có nhiều bài tham luận trong buổi tọa đàm về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự liên hệ trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay, trong đó ca ngợi tư tưởng, triết lý của Người trong mưu cầu tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như thúc đẩy sự tiến bộ và hòa bình trên thế giới.
Trước đó, sáng cùng ngày đoàn đại biểu IVSC cũng đã đến đặt vòng hoa tại Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Kolkata để tưởng nhớ đến Người./.
Phát biểu tại lễ khai mạc sự kiện, đại diện Đại sứ quán Việt Nam giới thiệu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi nêu bật tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, phẩm chất cộng sản, đạo đức cách mạng trong sáng, công lao của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cán bộ Đại sứ quán khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho các phong trào giải phóng dân tộc của lực lượng tiến bộ trên thế giới, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam và luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Về phần mình, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina - Việt Nam (ICAV) Poldi Sosa đọc nhiều đoạn thơ trong tập Nhật ký trong tù của Bác, nêu bật tấm gương anh hùng, đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước.
Theo bà Poldi, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, tư tưởng và các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là di sản tinh thần vô giá, giúp các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Phó Chủ tịch ICAV Ezequiel Ramoneda giới thiệu vị trí địa lý, lịch sử, công cuộc tái thiết đất nước sau khi thống nhất và những thành tựu kinh tế, xã hội của Việt Nam trong 30 năm thực hiện Đổi mới.
Trong không khí xúc động, nhiều người tham dự bày tỏ cảm phục về nhân cách, đức độ và tài trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tinh thần đoàn kết gắn bó của nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giành độc lập. Trong khuôn khổ chương trình kéo dài từ 17-5 đến 07-6, nhiều hoạt động văn hóa như triển lãm ảnh, sách, đồ thủ công mỹ nghệ, áo dài cũng được tổ chức.
Đại sứ quán Việt Nam cũng trình chiếu nhiều bộ phim như "Việt Nam ngày nay", "Đừng đố", "Bao giờ cho đến tháng Mười" và "Con chim Vành Khuyên".
** Cùng ngày, tại Prague, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Hồ Minh Tuấn đã chủ trì buổi lễ kỷ niệm lần thứ 127 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tham gia của các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và phu nhân, phu quân và một số gương mặt của cộng đồng ở Prague và các địa phương.
Đại sứ Hồ Minh Tuấn đã điểm lại những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ từ thời niên thiếu trước năm 1911 đến lúc Bác “đi theo thế giới Người hiền” năm 1969. Đại sứ khắc họa khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên hai phương diện - Anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; Danh nhân văn hóa thế giới.
Những người có mặt tại buổi lễ xúc động khi xem những thước phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là vào giai đoạn 1945 - 1954, khi cách mạng Việt Nam ở thế “ngàn cân treo sợi tóc” và Bác đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.
Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc Nguyễn Duy Nhiên và các đại biểu từ các địa phương đã bày tỏ niềm tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và niềm tin vào con đường mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc, mong muốn các cán bộ noi theo tấm gương của Bác, hết lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Tại buổi lễ, trong phần báo công lên Bác, Tham thán Công sứ Vũ Văn Minh đã sơ kết hoạt động của Đại sứ quán trong thời gian qua, trong đó có nhiệm vụ phối hợp với Hội Người Việt Nam tại Cộng hòa Séc tổ chức các hoạt động của cộng đồng theo hướng “hội nhập sâu vào nước sở tại, luôn hướng về quê hương, đất nước”.
Báo cáo với Bác về những thành tích đạt được trong năm 2016, Đại sứ Hồ Minh Tuấn đã trao giấy khen cho những tập thể và cá nhân thuộc các cơ quan đại diện và cộng đồng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động chuyên môn và công tác xã hội.
** Tại Ấn Độ, nhiều hoạt động míttinh, kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã diễn ra. Sáng 19-5 tại trụ sở của Liên đoàn các Phòng thương mại và Công nghiệp tại thủ phủ Hyderabad, bang Telangana và Andhra Pradesh, Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ (AIPSO) đã long trọng tổ chức lễ míttinh kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ hiến, Bộ trưởng giáo dục bang Telegala Kadiyam Srihari, Chủ tịch AIPSO K.Yadav Reddy, các Tổng thư ký, Thư ký và hơn 200 thành viên tổ chức AIPSO cùng đông đảo đại biểu khách mời. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đã tham dự và phát biểu tại sự kiện trên.
Khai mạc lễ míttinh, Chủ tịch K.Yadav Reddy và các Tổng Thư ký của AIPSO B.Vinod, Metla Jagan, Thipparthi Yadaiah lần lượt phát biểu ôn lại những tình cảm quý báu giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và vị Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru, những người đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị bền vững giữa nhân dân Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ về sự nghiệp và cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp của Người cho phong trào giải phóng dân tộc và hòa bình trên thế giới.
Bên cạnh đó, một số thành viên ban lãnh đạo AIPSO cũng đã phát biểu cảm nghĩ và chia sẻ những kỷ niệm của mình về đất nước, con người Việt Nam, bày tỏ sự thán phục về ý chí kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước trước đây cũng như những thành tựu vượt bậc trong công cuộc cải cách phát triển đất nước hiện nay.
Tại cuộc míttinh, Phó Thủ hiến, Bộ trưởng giáo dục bang Telangana K.Srihari nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống lịch sử giữa Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời cho biết người dân Ấn Độ nói chung cũng như người dân bang Telangana nói riêng bày tỏ sự cảm phục đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những cống hiến của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam cũng như phong trào hòa bình thế giới.
Ông K.Srihari cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy quan hệ văn hóa sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Về phần mình, Đại sứ Tôn Sinh Thành nêu rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Việt Nam, một anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân Việt Nam đã làm lên các chiến thắng lịch sử, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh chính Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawarharlal Nerhu đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Ấn - Việt và mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước ký kết năm 2007 đã được nâng cấp lên tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi năm ngoái. Đây là những dấu mốc lịch sử quan trọng, mở đường cho việc tiếp tục thúc đẩy và phát triển quan hệ hai nước về cả bề rộng, lẫn chiều sâu.
Đại sứ bày tỏ hy vọng quan hệ hai nước tiếp tục phát triển qua đó đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Cũng tại buổi lễ míttinh đã diễn ra lễ ra mắt cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dịch bằng tiếng Telugu.
Cuốn sách nêu bật về thân thế, sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh và kèm theo nhiều hình ảnh minh họa. Buổi lễ míttinh trang trọng đọng lại với những tiếng hô vang khẩu hiệu “quan hệ hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam muôn năm. Hòa bình thế giới muôn năm” (Long Live India-Vietnam Friendship. Long Live World Peace).
Chiều 19-5, tại thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam bang Tây Bengal (IVSC) cũng đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tham dự của khoảng gần 100 thành viên IVSC và các khách mời là quan chức chức chính quyền, lãnh đạo một số trường Đại học, Thư viện cùng các học giả, chuyên gia nghiên cứu tại bang Tây Bengal.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ tịch IVSC Greetesh Sharma ôn lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giải phóng và giành độc lập, thống nhất cho dân tộc Việt Nam cũng như phong trào tiến bộ trên thế giới.
Ông Sharma cho biết từ những năm 1945 - 1975, nhân dân thành phố Calcutta (Kalkota), thủ phủ bang Tây Bengal đã có những phong trào và hành động thiết thực bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền tự do cho người dân, đồng thời bày tỏ vui mừng khi tình hữu nghị thủy chung giữa hai dân tộc được Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh gây dựng tiếp tục được mở rộng và phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, di sản được chú trọng.
Sau lễ míttinh, các đại biểu tham dự cũng đã có nhiều bài tham luận trong buổi tọa đàm về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự liên hệ trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay, trong đó ca ngợi tư tưởng, triết lý của Người trong mưu cầu tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như thúc đẩy sự tiến bộ và hòa bình trên thế giới.
Trước đó, sáng cùng ngày đoàn đại biểu IVSC cũng đã đến đặt vòng hoa tại Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Kolkata để tưởng nhớ đến Người./.
Thủ tướng: Cần nâng tầm quan hệ thương mại hai nước Việt - Nhật  (20/05/2017)
Cuba thông qua văn kiện định hướng cập nhật mô hình chủ nghĩa xã hội  (20/05/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc  (20/05/2017)
Thủ tướng dự khai mạc Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC  (20/05/2017)
Toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị MRT của Thủ tướng  (20/05/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay