Chủ tịch nước: Đặt người dân, doanh nghiệp ở trung tâm của phát triển
22:43, ngày 16-05-2017
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan, sáng 16-5, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia APEC 2017 phối hợp với Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) tổ chức Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai.
Tới dự và phát biểu tại đối thoại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã điểm lại một số dấu mốc đáng chú ý của APEC trong chặng đường 28 năm qua, khẳng định thành công và vai trò quan trọng của APEC trong gần ba thập niên qua, góp phần đưa hàng triệu người thoát cảnh đói nghèo.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, trong bối cảnh phát triển mới, người dân và doanh nghiệp trong khu vực APEC, từ các công ty lớn đến hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đang đặt ra cho các nền kinh tế thành viên những câu hỏi cần được giải đáp thấu đáo là APEC đang và sẽ làm gì cho họ? Cùng với đó, sự hoài nghi về toàn cầu hóa và lợi ích của thương mại tự do đang nổi lên ở một số nơi trên thế giới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược, song chúng ta hoàn toàn có thể góp phần tái định hình tiến trình toàn cầu hóa mang tính nhân văn, bao trùm và bền vững hơn. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm các nền kinh tế APEC đưa ra thông điệp khẳng định tiếp tục cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và ủng hộ một tiến trình toàn cầu hóa mới tiến bộ hơn”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, chìa khóa cho thành công mới của APEC hiện nay chính là APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển.
“Chúng ta cần thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm và sáng tạo, đưa các thành phần trong xã hội cùng tham gia và thụ hưởng từ sự phát triển và thịnh vượng chung. Đồng thời, chúng ta cần làm tốt công tác thông tin để công chúng thấy được những lợi ích của toàn cầu hóa, của tự do thương mại và đầu tư, chung tay thúc đẩy một mô hình tăng trưởng mới bền vững hơn” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chỉ rõ, APEC cần hết sức chú trọng thúc đẩy giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một hệ thống các giải pháp chính sách xã hội tích cực, chủ động nhằm bảo đảm mọi thành phần xã hội và lao động có thể tham gia tích cực và thụ hưởng thành quả từ cách mạng công nghệ trong kỷ nguyên số.
Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn 30 năm qua cũng như định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam trong thời gian tới cũng không nằm ngoài định hướng đó.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong 2-3 thập niên tới, APEC cần thể hiện sức sống, sự năng động, khả năng chống chịu và tính trách nhiệm. APEC cần đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo toàn cầu trong xử lý các thách thức của thế giới và khu vực, đặc biệt là các vấn đề về biến đổi khí hậu, già hóa dân số, tình trạng bất bình đẳng thu nhập, các thảm họa về thiên tai, bệnh dịch…
Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng APEC cần tiếp tục phát huy thế mạnh là diễn đàn hợp tác tự nguyện, linh hoạt để thực sự là nơi khởi xướng ý tưởng, đổi mới sáng tạo và là động lực cho tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực. APEC phải là nơi gắn kết các cơ chế hợp tác khác nhau trong khu vực nhằm xây dựng hệ thống thương mại khu vực và toàn cầu ngày càng gắn kết hiệu quả. Với 50 năm thành công trong hội nhập khu vực, ASEAN có rất nhiều kinh nghiệm có thể chia sẻ với APEC trong nỗ lực xây dựng một cộng đồng ngày càng gắn kết về kinh tế - xã hội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, tại Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, các chuyên gia, đại biểu cần thảo luận để làm rõ thêm một số vấn đề: Xác định những biện pháp và lĩnh vực hợp tác cụ thể để thúc đẩy việc hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bô-go đúng thời hạn vào năm 2020. Xác định mục tiêu và khung thời gian cho APEC giai đoạn sau 2020 cùng các trụ cột hợp tác của APEC. Xác định các bước đi để xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020.
Tại Đối thoại, Đại sứ Donald Campbell, đồng Chủ tịch PECC cho rằng, các nền kinh tế thành viên APEC đang bị thách thức bởi quá trình tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, một bước lùi trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nền kinh tế thành viên APEC đã thống nhất một chiến lược tăng trưởng mới, cân bằng, bền vững, sáng tạo, khả thi, phản ánh và cập nhật tầm nhìn của APEC.
Cũng theo Đại sứ Donald Campbell, ngày nay các công nghệ mới đang phát triển rất nhanh chỉ trong vài tháng chứ không phải hàng thế kỷ như trước đây, trong đó phần lớn thay đổi công nghệ là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nền kinh tế thành viên APEC đang có cơ hội để xác định tầm nhìn hướng tới tương lai, từ đó đưa ra các chính sách và quy tắc bảo đảm mọi người đều được trao quyền và hưởng lợi từ những thay đổi này.
Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, tiếp nối các cuộc đối thoại đầu tiên về Tầm nhìn APEC sau 2020 và tương lai được tổ chức vào tháng 8-2016, năm nay chủ nhà APEC 2017 Việt Nam đề xuất Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, với mong muốn đạt được một diễn đàn trao đổi ý tưởng, xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020 cho tất cả các bên liên quan, từ đó xác định được các bước đi và định hình các kiến nghị, báo cáo các bộ trưởng và lãnh đạo cấp cao.
Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các quan chức cao cấp, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả có uy tín, đại diện các tổ chức xã hội APEC, các tổ chức quốc tế trong khu vực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và thúc đẩy hợp tác APEC.
Ban Tổ chức đối thoại mong muốn lắng nghe những đánh giá đa chiều về vai trò của APEC hiện nay và tương lai để có thể cùng thúc đẩy xây dựng một APEC thịnh vượng, năng động, một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, phát triển.
Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Đối thoại gồm hai phiên toàn thể và phiên thảo luận nhóm. Hai phiên đầu trao đổi các vấn đề APEC cần chú trọng trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi. Trong phần thảo luận nhóm, các đại biểu được chia thành 5 nhóm nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy nỗ lực hoàn thành các mục tiêu Bogor, khung thời gian, các bước tiếp theo để xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, trong bối cảnh phát triển mới, người dân và doanh nghiệp trong khu vực APEC, từ các công ty lớn đến hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đang đặt ra cho các nền kinh tế thành viên những câu hỏi cần được giải đáp thấu đáo là APEC đang và sẽ làm gì cho họ? Cùng với đó, sự hoài nghi về toàn cầu hóa và lợi ích của thương mại tự do đang nổi lên ở một số nơi trên thế giới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược, song chúng ta hoàn toàn có thể góp phần tái định hình tiến trình toàn cầu hóa mang tính nhân văn, bao trùm và bền vững hơn. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm các nền kinh tế APEC đưa ra thông điệp khẳng định tiếp tục cam kết duy trì mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và ủng hộ một tiến trình toàn cầu hóa mới tiến bộ hơn”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, chìa khóa cho thành công mới của APEC hiện nay chính là APEC cần đặt người dân và doanh nghiệp ở trung tâm của sự phát triển.
“Chúng ta cần thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm và sáng tạo, đưa các thành phần trong xã hội cùng tham gia và thụ hưởng từ sự phát triển và thịnh vượng chung. Đồng thời, chúng ta cần làm tốt công tác thông tin để công chúng thấy được những lợi ích của toàn cầu hóa, của tự do thương mại và đầu tư, chung tay thúc đẩy một mô hình tăng trưởng mới bền vững hơn” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chỉ rõ, APEC cần hết sức chú trọng thúc đẩy giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một hệ thống các giải pháp chính sách xã hội tích cực, chủ động nhằm bảo đảm mọi thành phần xã hội và lao động có thể tham gia tích cực và thụ hưởng thành quả từ cách mạng công nghệ trong kỷ nguyên số.
Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn 30 năm qua cũng như định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam trong thời gian tới cũng không nằm ngoài định hướng đó.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, trong 2-3 thập niên tới, APEC cần thể hiện sức sống, sự năng động, khả năng chống chịu và tính trách nhiệm. APEC cần đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo toàn cầu trong xử lý các thách thức của thế giới và khu vực, đặc biệt là các vấn đề về biến đổi khí hậu, già hóa dân số, tình trạng bất bình đẳng thu nhập, các thảm họa về thiên tai, bệnh dịch…
Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng APEC cần tiếp tục phát huy thế mạnh là diễn đàn hợp tác tự nguyện, linh hoạt để thực sự là nơi khởi xướng ý tưởng, đổi mới sáng tạo và là động lực cho tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực. APEC phải là nơi gắn kết các cơ chế hợp tác khác nhau trong khu vực nhằm xây dựng hệ thống thương mại khu vực và toàn cầu ngày càng gắn kết hiệu quả. Với 50 năm thành công trong hội nhập khu vực, ASEAN có rất nhiều kinh nghiệm có thể chia sẻ với APEC trong nỗ lực xây dựng một cộng đồng ngày càng gắn kết về kinh tế - xã hội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, tại Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, các chuyên gia, đại biểu cần thảo luận để làm rõ thêm một số vấn đề: Xác định những biện pháp và lĩnh vực hợp tác cụ thể để thúc đẩy việc hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bô-go đúng thời hạn vào năm 2020. Xác định mục tiêu và khung thời gian cho APEC giai đoạn sau 2020 cùng các trụ cột hợp tác của APEC. Xác định các bước đi để xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020.
Tại Đối thoại, Đại sứ Donald Campbell, đồng Chủ tịch PECC cho rằng, các nền kinh tế thành viên APEC đang bị thách thức bởi quá trình tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, một bước lùi trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nền kinh tế thành viên APEC đã thống nhất một chiến lược tăng trưởng mới, cân bằng, bền vững, sáng tạo, khả thi, phản ánh và cập nhật tầm nhìn của APEC.
Cũng theo Đại sứ Donald Campbell, ngày nay các công nghệ mới đang phát triển rất nhanh chỉ trong vài tháng chứ không phải hàng thế kỷ như trước đây, trong đó phần lớn thay đổi công nghệ là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nền kinh tế thành viên APEC đang có cơ hội để xác định tầm nhìn hướng tới tương lai, từ đó đưa ra các chính sách và quy tắc bảo đảm mọi người đều được trao quyền và hưởng lợi từ những thay đổi này.
Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, tiếp nối các cuộc đối thoại đầu tiên về Tầm nhìn APEC sau 2020 và tương lai được tổ chức vào tháng 8-2016, năm nay chủ nhà APEC 2017 Việt Nam đề xuất Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai, với mong muốn đạt được một diễn đàn trao đổi ý tưởng, xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020 cho tất cả các bên liên quan, từ đó xác định được các bước đi và định hình các kiến nghị, báo cáo các bộ trưởng và lãnh đạo cấp cao.
Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các quan chức cao cấp, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả có uy tín, đại diện các tổ chức xã hội APEC, các tổ chức quốc tế trong khu vực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và thúc đẩy hợp tác APEC.
Ban Tổ chức đối thoại mong muốn lắng nghe những đánh giá đa chiều về vai trò của APEC hiện nay và tương lai để có thể cùng thúc đẩy xây dựng một APEC thịnh vượng, năng động, một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, phát triển.
Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Đối thoại gồm hai phiên toàn thể và phiên thảo luận nhóm. Hai phiên đầu trao đổi các vấn đề APEC cần chú trọng trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi. Trong phần thảo luận nhóm, các đại biểu được chia thành 5 nhóm nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy nỗ lực hoàn thành các mục tiêu Bogor, khung thời gian, các bước tiếp theo để xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020./.
Các chỉ đạo, quyết định mới của Chính phủ  (16/05/2017)
Tích tụ, tập trung ruộng đất - từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng  (16/05/2017)
Bắc Giang: Những kết quả bước đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (16/05/2017)
Bắc Giang: Những kết quả bước đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (16/05/2017)
Bắc Giang: Những kết quả bước đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (16/05/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 08-5 đến ngày 14-5-2017)  (16/05/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay