Ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam đầu tiên tại Australia
21:52, ngày 15-05-2017
Lễ ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại bang Queensland đã diễn ra ở thành phố Brisbane, Australia.
Thành viên Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam ở Queensland chụp ảnh chung tại buổi ra mắt |
Đây là mô hình hoạt động đầu tiên dạng này nhằm tập hợp, kết nối, huy động sức mạnh trí tuệ của các nhà khoa học người Việt ở Australia có chung mong muốn được đóng góp cho sự phát triển khoa học và công nghệ nước nhà.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, tham gia Câu lạc bộ có hơn 30 thành viên là các giáo sư, tiến sỹ, nhà nghiên cứu, giảng viên công tác tại nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính quyền bang Queensland trên nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ nano, kỹ thuật xây dựng, năng lượng, khoáng sản, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các ứng dụng trong nông nghiệp, giáo dục, y tế…
Phát biểu tại buổi lễ, Tham tán phụ trách Khoa học-Công nghệ Đại sứ quán Việt Nam tại Australia, tiến sỹ Trần Công Yên đã giới thiệu những chính sách, ưu đãi của Chính phủ dành cho các nhà khoa học nước ngoài cũng như những nhu cầu cấp thiết về khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
Ông cho biết trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, xác định đây là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Do vậy, Việt Nam đã và đang tích cực mở rộng, phát triển các quan hệ hợp tác nói chung và hợp tác về khoa học và công nghệ nói riêng để có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đặc biệt, Chính phủ đã có Nghị định quy định một số chính sách về thu hút cá nhân trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia các hoạt động về khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Ngoài ra, giữa Việt Nam và Australia cũng đã có Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai bên.
Tiến sỹ Trần Công Yên bày tỏ hy vọng việc lần đầu tiên thành lập Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam tại Queensland sẽ trở thành mô hình kiểu mẫu để từ đó tạo lập các câu lạc bộ tương tự ở các bang khác của Australia nhằm hình thành một mạng lưới kết nối các nhà khoa học người Việt ở đất nước châu Đại Dương này.
Tham tán Trần Công Yên phát biểu tại buổi lễ ra mắt Câu lạc bộ |
Ông tin tưởng sự ra đời và hoạt động sau này của Câu lạc bộ không chỉ giúp thực hiện tốt các chính sách nêu trên mà còn thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác song phương về khoa học và công nghệ, góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp toàn diện giữa Việt Nam và Australia.
Tại buổi lễ ra mắt Câu lạc bộ, các nhà khoa học đã tập trung trao đổi ý kiến, thảo luận phương thức hoạt động của Câu lạc bộ, các hình thức để có thể kết nối, tham gia trực tiếp vào các hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam, hỗ trợ chuyển giao công nghệ về nước nhà, tìm kiếm các nguồn tài trợ, thực hiện các đề tài hợp tác nghiên cứu chung, hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ khoa học trẻ của Việt Nam…
Các nhà khoa học nói chung đều bày tỏ, thể hiện sự tâm huyết, những trăn trở, mong muốn làm sao có thể đóng góp, cống hiến sức mình, làm được cái gì đó để phát triển quê hương đất nước, đặc biệt trong việc hỗ trợ, giúp đỡ đưa các sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ ở Việt Nam sang đào tạo ở Australia; hay tìm kiếm, chuyển giao, nghiên cứu các công nghệ ứng dụng tiên tiến cụ thể trong nông nghiệp, y tế, giáo dục…
Giáo sư Nguyễn Anh hiện công tác tại Đại học Queensland, Trưởng ban liên lạc Câu lạc bộ, cho rằng sự ra đời của Câu lạc bộ đã đáp ứng được nguyện vọng lâu nay của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam khi phải sống và làm việc ở xa quê hương luôn hướng về cội nguồn, mong muốn nước nhà ngày càng phát triển.
Ông hy vọng qua hình thức sinh hoạt này, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu người Việt không chỉ ở bang Queensland mà trên toàn Australia sẽ có cơ hội kết nối, phối hợp với nhau để đóng góp cho sự phát triển chung của nền khoa học và công nghệ nước nhà./.
APEC 2017: Đối thoại về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số  (15/05/2017)
Phó Chủ tịch nước gặp gỡ lưu học sinh Việt Nam tại Fukuoka  (15/05/2017)
Đưa tín hiệu các kênh truyền hình Việt Nam tới người Việt tại Đức  (15/05/2017)
Hà Nội quyết xử lý vi phạm khai thác khoáng sản trên lòng sông  (15/05/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 08 đến 14-5-2017)  (15/05/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 08 đến ngày 14-5-2017  (15/05/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên