Thủ tướng: Giải quyết các bất cập để khai thác kho báu y học cổ truyền
21:56, ngày 12-04-2017
TCCSĐT - Sáng 12-4, lần đầu tiên, một hội nghị trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo 63 tỉnh thành trong cả nước tìm giải pháp phát triển ngành dược liệu đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại điểm cầu Lào Cai.
Trong phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tìm các giải pháp khắc phục cho được những hạn chế, bất cập của ngành dược liệu cổ truyền Việt Nam; thống nhất những giải pháp để quyết tâm đưa ngành sản xuất dược liệu đi vào quỹ đạo phát triển mạnh mẽ, phát huy tiềm năng, lợi thế nghìn đời nay của đất nước.
Đánh giá cao lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong cả nước tham dự, theo dõi hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, điều này thể hiện sự quan tâm lớn của chính quyền các cấp đối với nền y học cổ truyền Việt Nam và phát triển vùng dược liệu để từ đó, vận dụng, triển khai tại địa phương mình, ngành mình.
Nhắc lại lịch sử trên 4.000 năm của đất nước, Thủ tướng cho biết, những văn bản chỉ đạo đầu tiên về phát triển dược liệu đã được ban hành từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ 10. Lịch sử đã ghi nhận cha ông ta từ Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác đã ban hành những bộ sách quý để áp dụng y học cổ truyền, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Điều này khẳng định đất nước Việt Nam có một truyền thống quý báu trong y học cổ truyền với nhiều loài cây thuốc quý.
Thủ tướng nêu rõ, trong giai đoạn phát triển mới, Nhà nước luôn xác định y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền. Với điều kiện tự nhiên đặc thù 3/4 là rừng, núi, Việt Nam có trên 5.000 cây thuốc quý có khả năng chữa bệnh. Đây là một lợi thế ở tất cả các địa phương trên cả nước để phát triển phục vụ nhân dân và tiến tới xuất khẩu đem lại nguồn thu cho nền kinh tế.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu của hội nghị này nhằm nhận thức lại cho đúng; đồng thời tập trung hình thành chủ trương, biện pháp phát triển dược liệu Việt Nam thời gian đến cho phù hợp với tiềm năng dược liệu của đất nước.
“Đặt vấn đề như vậy để thấy những chủ trương của Đảng, Nhà nước rất quan tâm y học cổ truyền, xác định y học cổ truyền là một kho báu để khai thác tiềm năng lợi thế đó”, Thủ tướng nói. “Vì vậy, tại hội nghị này, chúng ta thảo luận xem cái gì cản trở, làm cách nào tạo đột phá tiềm năng to lớn này”. Những cây dược liệu không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà có thể giúp một bộ phận không nhỏ nhân dân ấm no, hạnh phúc, giàu có.
Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận thực trạng dược liệu Việt Nam để thấy rõ bất cập hiện nay mà “có ý kiến cho rằng còn rẻ hơn cả khoai lang, thậm chí nói rằng chúng ta ăn bã còn cái tinh túy, dinh dưỡng, tốt đẹp người ta lấy mất rồi”.
Lĩnh vực dược liệu như chưa phát huy được ở mọi vùng miền, chưa được quy hoạch phát triển theo chuỗi giá trị nên hiệu quả thấp; không có đầu ra bền vững; năng suất thấp, thất thoát lớn. Công tác chế biến còn bất cập, nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt. Ngoài ra, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ dược liệu còn manh mún, sản phẩm còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
Từ đó, đề xuất những chính sách, nhất là cơ chế, giải pháp đột phá để làm rõ, thu hút đầu tư, khuyến khích người dân, doanh nghiệp nuôi trồng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả tốt nhất cây dược liệu.
Thủ tướng chỉ đạo hội nghị ngoài đánh giá thực trạng cần đề xuất những chính sách, cơ chế để thu hút đầu tư, nhất là các doanh nghiệp tham gia nuôi trồng, chế biến dược liệu. Thủ tướng nêu yêu cầu cần đặt vấn đề đầu tư, sản xuất loại dược liệu gì, ở đâu; cần coi dược liệu là sản phẩm quốc gia, áp dụng chính sách cơ chế đặc thù để khuyến khích.
Thủ tướng nêu vấn đề, có thể coi dược liệu là nông nghiệp công nghệ cao được không để áp dụng chính sách phát triển dược liệu như đối với nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời đề cập đến yêu cầu có thể áp dụng cơ chế bảo vệ bí mật quốc gia đối với những loại dược liệu quý hiếm của đất nước.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Thống kê của Viện Dược liệu cho thấy, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam.
Trong số đó, khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm, như Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500 tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn)... Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…
Quá trình điều tra về tri thức bản địa đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ dược liệu, các sản phẩm dược liệu là rất lớn do thói quen và truyền thống phòng, chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân.
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên”, việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn do ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn so với thuốc hóa dược.
Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 - 80.000 tấn/năm, trong đó phần lớn là sử dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, trong hệ thống khám, chữa bệnh. Phần còn lại dùng cho một số lĩnh vực khác như để sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu… và xuất khẩu.
Cũng theo đánh giá của Bộ Y tế, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Thí dụ, trồng Đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20-40 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù có tiềm năng thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% còn lại chúng ta phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu.
Hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã nêu các giải pháp cụ thể thời gian tới. Đó là phải có một số chính sách đặc thù để phát triển ngành dược, cây dược liệu, công nghiệp dược liệu Việt Nam. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một số bộ liên quan để có cơ chế này.
Cùng với các thành phố lớn, các địa phương cần thu hút, đưa nhà máy chế biến vào những vùng sản xuất dược liệu có quy mô lớn, có thị trường. Nghiên cứu hình thành các trung tâm dược liệu ở miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ liên quan xây dựng Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về dược liệu, trong đó chú trọng việc bảo tồn nguồn gene và phát triển dược liệu quý, hiếm, đặc hữu. Có chính sách hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc cổ truyền.
Tiếp tục triển khai chương trình phát triển y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại mà Bộ trưởng Y tế nêu.
Bộ Y tế lựa chọn một số sản phẩm từ dược liệu đặc hữu, quý, hiếm (bao gồm cả thuốc cổ truyền) có giá trị kinh tế cao để đầu tư phát triển, coi là sản phẩm quốc gia hoặc được áp dụng các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi như đối với sản phẩm quốc gia. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn sản phẩm loại này.
Bộ Y tế chủ trì, nghiên cứu, đề xuất chính sách tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà băng); liên kết giữa các địa phương, các vùng.
Về nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu, Thủ tướng nhấn mạnh, phải đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và Hội Dược liệu Việt Nam chọn 100 cây dược liệu quý trong số 5.000 loại dược liệu mà Việt Nam có để trồng, chế biến. Đi liền với đó, thúc đẩy vùng chuyên canh quy mô lớn để áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng. Nơi nào cũng có nhưng sản lượng ít thì khó thành công.
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc công nhận giống cây dược liệu, bảo đảm chất lượng giống; khẩn trương ban hành các quy trình chuẩn trong nuôi trồng dược liệu.
Trong chế biến, hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng ưu đãi, vay từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Khuyến khích nghiên cứu khoa học về chế biến dược liệu, trước hết là đối với một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chế biến dược liệu quy mô công nghiệp.
Về sử dụng dược liệu, Thủ tướng đặt vấn đề, ẩm thực Việt Nam phổ cập bằng cây dược liệu Việt Nam là một yêu cầu đối với ngành y tế. Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế đối với việc sử dụng dược liệu và thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu. Có cơ chế đặc thù thanh toán cho thuốc nam, dược liệu tươi dùng trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khuyến khích việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đơn giản hóa thủ tục thanh toán, thuận lợi cho người bệnh sử dụng kết hợp thuốc đông y và thuốc tây y tại các tuyến.
Có chính sách đặc thù trong đấu thầu mua dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất từ dược liệu trong nước theo tiêu chuẩn quy định, đặc biệt sử dụng dược liệu hữu cơ.
Các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ và trách nhiệm, bố trí nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về dược liệu. Các địa phương trọng điểm phải có nhân lực chuyên trách quản lý về dược liệu. Bộ Y tế chủ trì, làm việc với Bộ Nội vụ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Y tế chủ trì khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn dược liệu làm công cụ quản lý.
Bộ Công Thương, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ đội biên phòng, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đặc biệt là các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh biên giới tăng cường thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu, phân phối, lưu thông dược liệu, ngăn chặn nạn buôn bán dược liệu trái phép và gian lận thương mại trong kinh doanh dược liệu.
Bộ Y tế phối hợp với các địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dược liệu, y dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân khai thác hợp lý đi đôi với bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của các nước. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu.
Các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch để triển khai kịp thời các đề án, dự án trong quy hoạch; bố trí diện tích phù hợp để nuôi trồng, đặc biệt chú trọng đến các loại dược liệu thế mạnh của địa phương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, trước mắt là về thủ tục hành chính và có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các dự án phát triển nuôi trồng dược liệu.
Thủ tướng tin tưởng, sau Hội nghị này, với các chính sách và giải pháp phù hợp, ngành dược liệu Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Nhiều vùng dược liệu có chất lượng cao sẽ sớm được triển khai thành công, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội.
Trước đó, sáng sớm 12-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thị sát quy trình sản xuất, chế biến cao atiso tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Traphaco Sapa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai./.
Đánh giá cao lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong cả nước tham dự, theo dõi hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, điều này thể hiện sự quan tâm lớn của chính quyền các cấp đối với nền y học cổ truyền Việt Nam và phát triển vùng dược liệu để từ đó, vận dụng, triển khai tại địa phương mình, ngành mình.
Nhắc lại lịch sử trên 4.000 năm của đất nước, Thủ tướng cho biết, những văn bản chỉ đạo đầu tiên về phát triển dược liệu đã được ban hành từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ 10. Lịch sử đã ghi nhận cha ông ta từ Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác đã ban hành những bộ sách quý để áp dụng y học cổ truyền, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Điều này khẳng định đất nước Việt Nam có một truyền thống quý báu trong y học cổ truyền với nhiều loài cây thuốc quý.
Thủ tướng nêu rõ, trong giai đoạn phát triển mới, Nhà nước luôn xác định y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền. Với điều kiện tự nhiên đặc thù 3/4 là rừng, núi, Việt Nam có trên 5.000 cây thuốc quý có khả năng chữa bệnh. Đây là một lợi thế ở tất cả các địa phương trên cả nước để phát triển phục vụ nhân dân và tiến tới xuất khẩu đem lại nguồn thu cho nền kinh tế.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu của hội nghị này nhằm nhận thức lại cho đúng; đồng thời tập trung hình thành chủ trương, biện pháp phát triển dược liệu Việt Nam thời gian đến cho phù hợp với tiềm năng dược liệu của đất nước.
“Đặt vấn đề như vậy để thấy những chủ trương của Đảng, Nhà nước rất quan tâm y học cổ truyền, xác định y học cổ truyền là một kho báu để khai thác tiềm năng lợi thế đó”, Thủ tướng nói. “Vì vậy, tại hội nghị này, chúng ta thảo luận xem cái gì cản trở, làm cách nào tạo đột phá tiềm năng to lớn này”. Những cây dược liệu không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà có thể giúp một bộ phận không nhỏ nhân dân ấm no, hạnh phúc, giàu có.
Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận thực trạng dược liệu Việt Nam để thấy rõ bất cập hiện nay mà “có ý kiến cho rằng còn rẻ hơn cả khoai lang, thậm chí nói rằng chúng ta ăn bã còn cái tinh túy, dinh dưỡng, tốt đẹp người ta lấy mất rồi”.
Lĩnh vực dược liệu như chưa phát huy được ở mọi vùng miền, chưa được quy hoạch phát triển theo chuỗi giá trị nên hiệu quả thấp; không có đầu ra bền vững; năng suất thấp, thất thoát lớn. Công tác chế biến còn bất cập, nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt. Ngoài ra, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ dược liệu còn manh mún, sản phẩm còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
Từ đó, đề xuất những chính sách, nhất là cơ chế, giải pháp đột phá để làm rõ, thu hút đầu tư, khuyến khích người dân, doanh nghiệp nuôi trồng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả tốt nhất cây dược liệu.
Thủ tướng chỉ đạo hội nghị ngoài đánh giá thực trạng cần đề xuất những chính sách, cơ chế để thu hút đầu tư, nhất là các doanh nghiệp tham gia nuôi trồng, chế biến dược liệu. Thủ tướng nêu yêu cầu cần đặt vấn đề đầu tư, sản xuất loại dược liệu gì, ở đâu; cần coi dược liệu là sản phẩm quốc gia, áp dụng chính sách cơ chế đặc thù để khuyến khích.
Thủ tướng nêu vấn đề, có thể coi dược liệu là nông nghiệp công nghệ cao được không để áp dụng chính sách phát triển dược liệu như đối với nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời đề cập đến yêu cầu có thể áp dụng cơ chế bảo vệ bí mật quốc gia đối với những loại dược liệu quý hiếm của đất nước.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Thống kê của Viện Dược liệu cho thấy, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam.
Trong số đó, khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm, như Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500 tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn)... Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…
Quá trình điều tra về tri thức bản địa đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ dược liệu, các sản phẩm dược liệu là rất lớn do thói quen và truyền thống phòng, chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân.
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên”, việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn do ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn so với thuốc hóa dược.
Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 - 80.000 tấn/năm, trong đó phần lớn là sử dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, trong hệ thống khám, chữa bệnh. Phần còn lại dùng cho một số lĩnh vực khác như để sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu… và xuất khẩu.
Cũng theo đánh giá của Bộ Y tế, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Thí dụ, trồng Đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20-40 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù có tiềm năng thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% còn lại chúng ta phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu.
Hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã nêu các giải pháp cụ thể thời gian tới. Đó là phải có một số chính sách đặc thù để phát triển ngành dược, cây dược liệu, công nghiệp dược liệu Việt Nam. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một số bộ liên quan để có cơ chế này.
Cùng với các thành phố lớn, các địa phương cần thu hút, đưa nhà máy chế biến vào những vùng sản xuất dược liệu có quy mô lớn, có thị trường. Nghiên cứu hình thành các trung tâm dược liệu ở miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ liên quan xây dựng Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về dược liệu, trong đó chú trọng việc bảo tồn nguồn gene và phát triển dược liệu quý, hiếm, đặc hữu. Có chính sách hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc cổ truyền.
Tiếp tục triển khai chương trình phát triển y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại mà Bộ trưởng Y tế nêu.
Bộ Y tế lựa chọn một số sản phẩm từ dược liệu đặc hữu, quý, hiếm (bao gồm cả thuốc cổ truyền) có giá trị kinh tế cao để đầu tư phát triển, coi là sản phẩm quốc gia hoặc được áp dụng các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi như đối với sản phẩm quốc gia. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn sản phẩm loại này.
Bộ Y tế chủ trì, nghiên cứu, đề xuất chính sách tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà băng); liên kết giữa các địa phương, các vùng.
Về nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu, Thủ tướng nhấn mạnh, phải đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và Hội Dược liệu Việt Nam chọn 100 cây dược liệu quý trong số 5.000 loại dược liệu mà Việt Nam có để trồng, chế biến. Đi liền với đó, thúc đẩy vùng chuyên canh quy mô lớn để áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng. Nơi nào cũng có nhưng sản lượng ít thì khó thành công.
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc công nhận giống cây dược liệu, bảo đảm chất lượng giống; khẩn trương ban hành các quy trình chuẩn trong nuôi trồng dược liệu.
Trong chế biến, hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng ưu đãi, vay từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Khuyến khích nghiên cứu khoa học về chế biến dược liệu, trước hết là đối với một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chế biến dược liệu quy mô công nghiệp.
Về sử dụng dược liệu, Thủ tướng đặt vấn đề, ẩm thực Việt Nam phổ cập bằng cây dược liệu Việt Nam là một yêu cầu đối với ngành y tế. Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế đối với việc sử dụng dược liệu và thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu. Có cơ chế đặc thù thanh toán cho thuốc nam, dược liệu tươi dùng trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khuyến khích việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đơn giản hóa thủ tục thanh toán, thuận lợi cho người bệnh sử dụng kết hợp thuốc đông y và thuốc tây y tại các tuyến.
Có chính sách đặc thù trong đấu thầu mua dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất từ dược liệu trong nước theo tiêu chuẩn quy định, đặc biệt sử dụng dược liệu hữu cơ.
Các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ và trách nhiệm, bố trí nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về dược liệu. Các địa phương trọng điểm phải có nhân lực chuyên trách quản lý về dược liệu. Bộ Y tế chủ trì, làm việc với Bộ Nội vụ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Y tế chủ trì khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn dược liệu làm công cụ quản lý.
Bộ Công Thương, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ đội biên phòng, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đặc biệt là các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh biên giới tăng cường thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu, phân phối, lưu thông dược liệu, ngăn chặn nạn buôn bán dược liệu trái phép và gian lận thương mại trong kinh doanh dược liệu.
Bộ Y tế phối hợp với các địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dược liệu, y dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân khai thác hợp lý đi đôi với bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của các nước. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu.
Các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch để triển khai kịp thời các đề án, dự án trong quy hoạch; bố trí diện tích phù hợp để nuôi trồng, đặc biệt chú trọng đến các loại dược liệu thế mạnh của địa phương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, trước mắt là về thủ tục hành chính và có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các dự án phát triển nuôi trồng dược liệu.
Thủ tướng tin tưởng, sau Hội nghị này, với các chính sách và giải pháp phù hợp, ngành dược liệu Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Nhiều vùng dược liệu có chất lượng cao sẽ sớm được triển khai thành công, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội.
Trước đó, sáng sớm 12-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thị sát quy trình sản xuất, chế biến cao atiso tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Traphaco Sapa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai./.
Giải pháp nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ ở Thái Nguyên  (12/04/2017)
Giải pháp nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ ở Thái Nguyên  (12/04/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-4-2017)  (12/04/2017)
Thảo luận công tác tổ chức Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (11/04/2017)
Tính đúng, tính đủ tài sản hữu hình, vô hình vào giá trị doanh nghiệp  (11/04/2017)
Lễ hội Đền Đô - Âm vang hào khí Thăng Long  (11/04/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay