Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Nam Phi lần thứ 2
22:23, ngày 30-03-2017
Ngày 29-3-2017, tại thủ đô Pretoria, Cộng hòa Nam Phi, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và tiến sỹ Samson Makhudu Gulube, Quốc vụ khanh Quốc phòng Cộng hòa Nam Phi, đã đồng chủ trì Cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Nam Phi lần thứ 2.
Chào mừng đoàn Việt Nam tới Nam Phi dự cuộc đối thoại lần này, tiến sỹ Gulube nêu rõ quan hệ Nam Phi-Việt Nam đang trên đà phát triển trong nhiều lĩnh vực. Với nỗ lực của hai bên, trên tinh thần Bản ghi nhớ hợp tác ký năm 2006, quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực kể từ cuộc Đối thoại lần thứ nhất năm 2015.
Tiến sỹ Gulube tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Nam Phi đối với hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa hai nước. Phía Nam Phi sẵn sàng tiếp nhận học viên Việt Nam sang tham dự các khóa đào tạo tại các học viện, nhà trường của quân đội Nam Phi. Quốc vụ khanh về Quốc phòng của Nam Phi cũng thông báo về đặc điểm tình hình châu Phi và chính sách quốc phòng, hoạt động của quân đội Nam Phi hiện nay.
Về phần mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thông báo về tình hình an ninh châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được thế giới chú ý trong những năm vừa qua. Thượng tướng khẳng định hòa bình, hợp tác và phát triển là xu hướng chính của châu Á-Thái Bình Dương nhưng khu vực này cũng có những thách thức an ninh như khoảng cách giàu nghèo, tranh chấp lãnh thổ và một số thách thức an ninh phi truyền thống khác.
Châu Á-Thái Bình Dương là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc nên dẫn đến nguy cơ mất ổn định và chạy đua vũ trang.
Về vấn đề Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ lập trường của Việt Nam là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Việt Nam khẳng định ủng hộ phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã trình bày chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ của Việt Nam.
Về hợp tác quốc phòng song phương, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, tuy có nhiều tiềm năng song hợp tác giữa Việt Nam và Nam Phi chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hai bên cần tăng cường cơ chế hợp tác hiệu quả.
Giới thiệu về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Nam Phi là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng coi trọng hợp tác công nghiệp quốc phòng và mở rộng hợp tác hậu cần, quân y, đào tạo với Nam Phi. Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận học viên Nam Phi tham dự các khóa học của Học viện Quốc phòng Việt Nam.
Đề nghị hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chuyển đã chuyển lời của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nam Phi thăm Việt Nam trong năm 2017, đúng dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nam Phi.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhất trí với ý kiến của Quốc vụ khanh về quốc phòng của Nam Phi về việc tổ chức hội nghị giữa kỳ sơ kết việc thực hiện kế hoạch hợp tác quốc phòng song phương và mời tiến sỹ Samson Makhudu Gulube và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Nam Phi tới Việt Nam dự hội nghị này vào quý 4-2017./.
Tiến sỹ Gulube tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Nam Phi đối với hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa hai nước. Phía Nam Phi sẵn sàng tiếp nhận học viên Việt Nam sang tham dự các khóa đào tạo tại các học viện, nhà trường của quân đội Nam Phi. Quốc vụ khanh về Quốc phòng của Nam Phi cũng thông báo về đặc điểm tình hình châu Phi và chính sách quốc phòng, hoạt động của quân đội Nam Phi hiện nay.
Về phần mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thông báo về tình hình an ninh châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được thế giới chú ý trong những năm vừa qua. Thượng tướng khẳng định hòa bình, hợp tác và phát triển là xu hướng chính của châu Á-Thái Bình Dương nhưng khu vực này cũng có những thách thức an ninh như khoảng cách giàu nghèo, tranh chấp lãnh thổ và một số thách thức an ninh phi truyền thống khác.
Châu Á-Thái Bình Dương là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc nên dẫn đến nguy cơ mất ổn định và chạy đua vũ trang.
Về vấn đề Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ lập trường của Việt Nam là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Việt Nam khẳng định ủng hộ phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã trình bày chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ của Việt Nam.
Về hợp tác quốc phòng song phương, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, tuy có nhiều tiềm năng song hợp tác giữa Việt Nam và Nam Phi chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hai bên cần tăng cường cơ chế hợp tác hiệu quả.
Giới thiệu về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Nam Phi là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng coi trọng hợp tác công nghiệp quốc phòng và mở rộng hợp tác hậu cần, quân y, đào tạo với Nam Phi. Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận học viên Nam Phi tham dự các khóa học của Học viện Quốc phòng Việt Nam.
Đề nghị hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chuyển đã chuyển lời của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nam Phi thăm Việt Nam trong năm 2017, đúng dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nam Phi.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhất trí với ý kiến của Quốc vụ khanh về quốc phòng của Nam Phi về việc tổ chức hội nghị giữa kỳ sơ kết việc thực hiện kế hoạch hợp tác quốc phòng song phương và mời tiến sỹ Samson Makhudu Gulube và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Nam Phi tới Việt Nam dự hội nghị này vào quý 4-2017./.
Khởi động Chương trình thoát nước và chống ngập úng đô thị đồng bằng sông Cửu Long  (30/03/2017)
Hành trình Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN: Nhìn lại và đi tới  (30/03/2017)
Cần Thơ triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 07-KL/TW của Bộ Chính trị  (30/03/2017)
Cần Thơ triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 07-KL/TW của Bộ Chính trị  (30/03/2017)
Phát triển bảo hiểm xã hội không thể đứng ngoài xu thế chung  (29/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên