Nhiều quốc gia tẩy chay đàm phán về lệnh cấm vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc
Hơn 100 quốc gia đã khởi động vòng đàm phán cấm vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên hợp quốc ngày 27-3 mà không có sự tham gia của một loạt quốc gia. Vòng đàm phán này là một phần trong nỗ lực quốc tế nhằm đạt được một lệnh cấm vũ khí hạt nhân mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, ngay trước thềm sự kiện, khoảng 40 nước đã quyết định từ chối tham gia sự kiện này, trong đó có 5 cường quốc về hạt nhân gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
Phát biểu trước 20 đồng minh của Mỹ cũng tẩy chay vòng đàm phán ngay trước thềm diễn ra sự kiện này, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley đã bác bỏ đề xuất về một lệnh cấm vũ khí hạt nhân trên toàn cầu sau khi cân nhắc đến các mối đe dọa an ninh trên thế giới hiện nay. Bà bày tỏ hoài nghi về khả năng Triều Tiên sẽ nhất trí với một lệnh cấm vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, dù khẳng định cam kết của London với mục tiêu lâu dài về một thế giới không có vũ khí hạt nhân, song Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc M. Rycroft cũng quan ngại về hiệu quả của cuộc đàm phán trong nỗ lực giải trừ hạt nhân toàn cầu. Ông cho rằng cách tốt nhất để đạt được mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu là từng bước đàm phán để các nước sẵn sàng tuân thủ.
Ngay cả Nhật Bản - quốc gia duy nhất từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc tấn công bằng bom nguyên tử vào năm 1945 - cũng “quay lưng” với cuộc đàm phán, cho rằng sự thiếu đồng thuận trong đàm phán có thể làm xói mòn tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân. Đại sứ Nhật Bản tại Liên hợp quốc N. Takamizawa cũng cho rằng những nỗ lực nhằm đưa ra một hiệp ước mà không có sự tham gia của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ chỉ có thể khiến sự phân hóa và chia rẽ thêm sâu sắc trong cộng đồng quốc tế.
Dự kiến vòng đàm phán hạt nhân lần này sẽ kéo dài đến hết ngày 31-3 và vòng đàm phán tiếp theo được ấn định trong khoảng thời gian ngày 15-6 đến ngày 07-7 tới tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ).
Trước đó, trong một phiên họp toàn thể hồi cuối năm ngoái, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tổ chức các vòng đàm phán với sự nhất trí của 113 quốc gia với hy vọng sớm đạt được một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Những quốc gia đi đầu nỗ lực này gồm Áo, Ireland, Mexico, Brazil, Nam Phi và Thụy Điển. Tuy nhiên, các cường quốc hạt nhân là Mỹ, Anh, Pháp và Nga đều phản đối nghị quyết trên, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan bỏ phiếu trắng. Nhật Bản cũng nằm trong số những nước phản đối khi cho rằng việc thiếu đồng thuận trong quá trình đàm phán có thể làm xói mòn tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân./.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn ủng hộ Dự án xây dựng trường Đại học Fullbright Việt Nam  (28/03/2017)
Nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam  (28/03/2017)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Bắc Kinh tăng cường hợp tác  (28/03/2017)
Du lịch Việt Nam: Hơn 3,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam  (28/03/2017)
Hà Nội triển khai phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia  (28/03/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay