Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về bảo vệ các di sản văn hóa
Trước tình trạng nhiều di sản văn hóa như di tích tôn giáo và các hiện vật khảo cổ bị phá hủy và cướp bóc tại những khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 24-3 đã thông qua một nghị quyết có tính lịch sử nhằm mục đích củng cố việc bảo vệ những di sản như vậy.
Phát biểu sau khi nghị quyết trên được thông qua, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) nhấn mạnh: “Hành vi cố tình phá hủy các di sản đã trở thành một thủ thuật chiến tranh nhằm chia rẽ các xã hội về lâu dài trong khuôn khổ chiến lược thanh trừng văn hóa. Đó là lý do tại sao mà bảo vệ di sản văn hóa không chỉ là một vấn đề văn hóa, mà còn là một nhu cầu cấp bách về an ninh, không thể tách rời với việc bảo vệ cuộc sống của con người”. Trong buổi báo cáo đầu tiên trước Hội đồng Bảo an trên cương vị là người đứng đầu UNESCO, bà I. Bokova giải thích rằng, kể từ khi Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 2199 (năm 2015) cấm buôn bán tài sản văn hóa có xuất xứ từ Iraq và Syria, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn các nguồn tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố thông qua việc buôn lậu đồ cổ. Bà nhấn mạnh rằng, UNESCO, INTERPOL, Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), các cơ quan hải quan, khu vực tư nhân và các viện bảo tàng đều tăng cường hợp tác, phối hợp hành động. Với nghị quyết mới được thông qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng phát đi thông điệp rằng những hành vi phá hủy như vậy có thể cản trở tiến trình hòa giải hậu xung đột, gây phương hại tới sự phát triển kinh tế và văn hóa, và trong một số điều kiện nhất định, còn cấu thành tội ác chiến tranh. Người đứng đầu UNESCO cho rằng chỉ sử dụng vũ khí thì không đủ để đánh bại chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Việc gây dựng hòa bình còn cần cả văn hóa. Đây là thông điệp của nghị quyết có tính lịch sử này. Về phần mình, Giám đốc điều hành UNODC, ông Yury Fedotov cho biết, ngoài việc nỗ lực hết sức để thực thi các quy định của quốc tế về bảo vệ văn hóa, các quốc gia cần phải chú trọng hơn nữa vào việc điều tra, hợp tác xuyên biên giới, trao đổi thông tin và huy động sự tham gia của các đối tác thuộc cả khu vực công lẫn tư nhân để cùng nhau ngăn chặn hoạt động buôn bán phi pháp các tài sản văn hóa./.
Khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2017 tại Trung Quốc  (25/03/2017)
Quảng Nam kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh  (25/03/2017)
Khai mạc Hội nghị Ủy ban về các vấn đề nghị viện của APF  (25/03/2017)
Việt Nam dự Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng Chánh án các nước ASEAN  (25/03/2017)
Tổng thống Israel và Phu nhân thăm dự án nông nghiệp VinEco Tam Đảo  (25/03/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay