Quảng Nam kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh
20:16, ngày 25-03-2017
TCCSĐT - Tối 24-3-2017, tại Quảng trường 24-3, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập (1997 - 2017) và 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24-3-1975 - 24-3-2017).
Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các đoàn ngoại giao nước ngoài; các đồng chí lão thành cách mạng, đại diện các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và đông đảo nhân dân trên địa bàn.
Diễn văn kỷ niệm do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nguyễn Ngọc Quang trình bày, nêu rõ: cùng với cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Quảng Nam đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945 và bước vào cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ 30 năm cho đến ngày đất nước toàn thắng. Ngày 24-3-1975, tỉnh Quảng Nam được hoàn toàn giải phóng, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau hơn 20 năm xây dựng và hơn 10 năm đổi mới, trước yêu cầu phát triển của đất nước, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ban hành Nghị quyết chia tách Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Quảng Nam được tái lập.
Việc chia tách đã tạo điều kiện và cơ hội để cả hai địa phương cùng vươn lên phát triển. Quảng Nam đã từ một tỉnh nằm trong nhóm nghèo nhất nước, đến nay đã trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung và trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp ngân sách cho Trung ương. Quy mô kinh tế tăng hơn 30 lần, trong đó, công nghiệp - dịch vụ chiếm hơn 88% trong cơ cấu kinh tế, với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 160 lần so với năm đầu tái lập. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 53 triệu đồng, gấp 28 lần so với thời điểm chia tách tỉnh, vượt mức bình quân cả nước. Từ một tỉnh phải nhận trợ cấp hơn 70% ngân sách Trung ương, đến nay thu ngân sách của tỉnh đã đạt trên 20 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 170 lần so năm đầu tái lập.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tới. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; hoạt động đối ngoại được mở rộng. Hệ thống chính trị hoạt động đồng bộ, cải cách hành chính được đẩy mạnh; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước có chuyển biến tích cực. Dân chủ được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo và công cuộc đổi mới của Đảng, vào sự đổi thay của quê hương, đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc đã trao Huân chương Độc lập hạng nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam và phát biểu ý kiến ghi nhận, đánh giá biểu dương những thành quả to lớn, toàn diện của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Nam. Thủ tướng khẳng định, cho đến hôm nay, Quảng Nam vẫn luôn là 1 trong những địa phương có tính hình mẫu về ý Đảng, lòng dân trong mọi quyết sách về quốc phòng an ninh, công cuộc phát triển của địa phương. Không chỉ kinh tế, văn hóa xã hội, chăm lo cho đối tượng chính sách cũng được quan tâm đặc biệt.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, Quảng Nam cần thẳng thắn nhìn lại những tồn tại hạn chế để hướng tới 20 năm tiếp theo. Cụ thể là ngành du lịch có nhiều lợi thế nhưng đóng góp chưa tương xứng vào thu ngân sách của tỉnh; Quảng Nam tuy có tiềm năng to lớn về nông nghiệp hữu cơ, lâm nghiệp và dược liệu với những giá trị độc đáo nhưng hiệu quả xúc tiến thương mại và đầu tư còn thấp; miền núi và khu vực phía Tây của tỉnh, đời sống nhân dân đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số tuy đã được cải thiện một bước nhưng vẫn còn bấp bênh.
Tỉnh cần luôn đề cao nguyên tắc hài hòa, bảo đảm mọi người dân dù là người Kinh hay Xê Đăng, Cơ Tu hay M’Nông, Giẻ Triêng hay Cờ Ho… phải được cung cấp nguồn lực, chia sẻ cơ hội và thừa hưởng những thành quả tiến bộ chung của địa phương. Đặc biệt tỉnh phải luôn luôn quan tâm tiếp tục chăm lo sâu sắc hơn, không những đời sống vật chất mà cả tinh thần đối với các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công và các đối tượng chính sách, người già, người nghèo.
Trong những ngày qua, trên địa bàn Quảng Nam còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam. Trong đó, có các hoạt động lớn như: Ngày hội “Tuổi trẻ và Quê hương” tại Quảng trường 24-3, thành phố Tam Kỳ; Triển lãm thành tự kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam qua 20 năm tái lập; Lễ khởi công công trình nhà máy tái sử dụng nước tại khu công nghiệp Tam Thăng; khánh thành cầu Giao Thủy; gặp mặt Nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam, Quảng Đà trong kháng chiến và Nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam từ 1997 đến nay,.../.
Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam |
Diễn văn kỷ niệm do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nguyễn Ngọc Quang trình bày, nêu rõ: cùng với cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Quảng Nam đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945 và bước vào cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ 30 năm cho đến ngày đất nước toàn thắng. Ngày 24-3-1975, tỉnh Quảng Nam được hoàn toàn giải phóng, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau hơn 20 năm xây dựng và hơn 10 năm đổi mới, trước yêu cầu phát triển của đất nước, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ban hành Nghị quyết chia tách Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Quảng Nam được tái lập.
Việc chia tách đã tạo điều kiện và cơ hội để cả hai địa phương cùng vươn lên phát triển. Quảng Nam đã từ một tỉnh nằm trong nhóm nghèo nhất nước, đến nay đã trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung và trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp ngân sách cho Trung ương. Quy mô kinh tế tăng hơn 30 lần, trong đó, công nghiệp - dịch vụ chiếm hơn 88% trong cơ cấu kinh tế, với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 160 lần so với năm đầu tái lập. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 53 triệu đồng, gấp 28 lần so với thời điểm chia tách tỉnh, vượt mức bình quân cả nước. Từ một tỉnh phải nhận trợ cấp hơn 70% ngân sách Trung ương, đến nay thu ngân sách của tỉnh đã đạt trên 20 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 170 lần so năm đầu tái lập.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tới. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; hoạt động đối ngoại được mở rộng. Hệ thống chính trị hoạt động đồng bộ, cải cách hành chính được đẩy mạnh; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước có chuyển biến tích cực. Dân chủ được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo và công cuộc đổi mới của Đảng, vào sự đổi thay của quê hương, đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc đã trao Huân chương Độc lập hạng nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam và phát biểu ý kiến ghi nhận, đánh giá biểu dương những thành quả to lớn, toàn diện của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Nam. Thủ tướng khẳng định, cho đến hôm nay, Quảng Nam vẫn luôn là 1 trong những địa phương có tính hình mẫu về ý Đảng, lòng dân trong mọi quyết sách về quốc phòng an ninh, công cuộc phát triển của địa phương. Không chỉ kinh tế, văn hóa xã hội, chăm lo cho đối tượng chính sách cũng được quan tâm đặc biệt.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, Quảng Nam cần thẳng thắn nhìn lại những tồn tại hạn chế để hướng tới 20 năm tiếp theo. Cụ thể là ngành du lịch có nhiều lợi thế nhưng đóng góp chưa tương xứng vào thu ngân sách của tỉnh; Quảng Nam tuy có tiềm năng to lớn về nông nghiệp hữu cơ, lâm nghiệp và dược liệu với những giá trị độc đáo nhưng hiệu quả xúc tiến thương mại và đầu tư còn thấp; miền núi và khu vực phía Tây của tỉnh, đời sống nhân dân đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số tuy đã được cải thiện một bước nhưng vẫn còn bấp bênh.
Gặp mặt các Nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam, Quảng Đà trong kháng chiến và các Nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam từ năm 1997 đến nay |
Tỉnh cần luôn đề cao nguyên tắc hài hòa, bảo đảm mọi người dân dù là người Kinh hay Xê Đăng, Cơ Tu hay M’Nông, Giẻ Triêng hay Cờ Ho… phải được cung cấp nguồn lực, chia sẻ cơ hội và thừa hưởng những thành quả tiến bộ chung của địa phương. Đặc biệt tỉnh phải luôn luôn quan tâm tiếp tục chăm lo sâu sắc hơn, không những đời sống vật chất mà cả tinh thần đối với các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công và các đối tượng chính sách, người già, người nghèo.
Trong những ngày qua, trên địa bàn Quảng Nam còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam. Trong đó, có các hoạt động lớn như: Ngày hội “Tuổi trẻ và Quê hương” tại Quảng trường 24-3, thành phố Tam Kỳ; Triển lãm thành tự kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam qua 20 năm tái lập; Lễ khởi công công trình nhà máy tái sử dụng nước tại khu công nghiệp Tam Thăng; khánh thành cầu Giao Thủy; gặp mặt Nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam, Quảng Đà trong kháng chiến và Nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam từ 1997 đến nay,.../.
Khai mạc Hội nghị Ủy ban về các vấn đề nghị viện của APF  (25/03/2017)
Việt Nam dự Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng Chánh án các nước ASEAN  (25/03/2017)
Tổng thống Israel và Phu nhân thăm dự án nông nghiệp VinEco Tam Đảo  (25/03/2017)
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 thúc đẩy việc ủng hộ toàn cầu hóa  (25/03/2017)
Thủ tướng Singapore kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam  (25/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên