Câu quan họ kết nối cộng đồng người Việt Nam ở Séc
Tối 12-3, tại Praha, Hội đồng hương Kinh Bắc tại Cộng hòa Séc đã tổ chức đêm ca nhạc-giao lưu "Duyên dáng Quan họ" nhằm kỷ niệm năm năm ra đời Câu lạc bộ Quan họ Kinh Bắc, với sự góp mặt của gần 500 người con Kinh Bắc, những người yêu mến quan họ từ các tỉnh, thành của Cộng hòa Séc, đại diện các tổ chức, đoàn thể của cộng đồng người Việt.
Phát biểu khai mạc đêm ca nhạc, ông Trần Quang Khải, Chủ tịch Hội đồng hương Kinh Bắc, nhấn mạnh trong năm năm qua dưới sự giúp đỡ, khuyến khích của Đại sứ quán, Hội người Việt Nam cùng những người yêu mến quan họ, Câu lạc bộ Quan họ Kinh Bắc đã vượt qua những khó khăn ban đầu, ngày càng trưởng thành, đem tiếng hát của mình phục vụ không chỉ cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc mà còn ở cả những nước láng giềng, tham gia các chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam-Séc, quảng bá văn hóa Việt với bạn bè quốc tế.
Các thành viên của Câu lạc bộ Quan họ say mê học hỏi, lưu giữ những làn điệu quan họ, nhân rộng trong cộng đồng và trao truyền sang thế hệ thứ hai, thứ ba người Việt ở Séc.
Tham gia chương trình "Duyên dáng Quan họ" ngoài các giọng ca của Hội đồng hương Kinh Bắc và của các hội đồng hương kết nghĩa, các chi hội người Việt, chi hội phụ nữ ở các địa phương còn có bốn nghệ sỹ quan họ đã thành danh ở trong nước là Thu Hồng, Ba Trọng, Quang Vinh và Ngọc Oanh.
Hội đồng hương Kinh Bắc ra đời đồng thời với Câu lạc bộ Quan họ và được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban về người Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam, Hội Người Việt Nam tại Cộng hòa Séc đánh giá cao vì những cố gắng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt ở Cộng hòa Séc. Sự phát triển phong trào hát dân ca Việt Nam nói chung và quan họ nói chung trong cộng đồng người Việt có sự đóng góp đáng khích lệ của Hội đồng hương Kinh Bắc.
Có thể nói, những câu ca quan họ trữ tình là sợi dây kết nối giữa những người con Kinh Bắc nói riêng và cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc nói chung, đồng thời cũng là sợi dây kết nối giữa những người đang sống xa quê hương, nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba, với cội nguồn văn hóa dân tộc./.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Hiroshima hợp tác về xử lý môi trường  (13/03/2017)
Thủ đô Hà Nội và Vientiane tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực  (13/03/2017)
Việt Nam và CLMV trao đổi kinh nghiệm giám sát, quản lý ngân sách  (13/03/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 06-3 đến ngày 12-3-2017)  (13/03/2017)
Điện Biên cần phát huy thế mạnh, liên kết để phát triển du lịch  (13/03/2017)
Cựu chiến binh Mỹ mong hỗ trợ khắc phục hậu quả chất độc da cam  (13/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay