Việt Nam và CLMV trao đổi kinh nghiệm giám sát, quản lý ngân sách
23:02, ngày 13-03-2017
Ngày 13-3, Hội nghị hợp tác lần thứ VII giữa Quốc hội 4 nước thành viên nhóm CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã được khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, với chủ đề "Kinh nghiệm giám sát, quản lý ngân sách Nhà nước và đầu tư công".
Đoàn Việt Nam dự hội nghị |
Hội nghị có sự tham dự của đại biểu đến từ Quốc hội, bộ, ngành liên quan của 4 nước thành viên CLMV, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cùng nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính.
Đoàn Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải dẫn đầu. Đại sứ Thạch Dư và đại diện sứ quán các nước tham gia cùng dự hội thảo.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin nhấn mạnh hội nghị là cơ hội để Quốc hội 4 nước thảo luận, rút ra bài học kinh nghiệm trong các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác quản lý giám sát tài chính và ngân sách nhà nước; qua đó tìm ra kế hoạch chiến lược và cơ chế then chốt bảo đảm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước và đầu tư công có hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm, thông qua việc nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, cán bộ tranh tra và sự tham gia hưởng ứng của người dân.
Hội nghị cũng là cơ hội để góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa bốn nước CLMV, góp phần bảo đảm giữ gìn an ninh hòa bình và ổn định của mỗi nước, khu vực và thế giới.
Sau phiên khai mạc, trưởng đoàn Việt Nam đã chủ trì phiên thảo luận đầu tiên với chủ đề “Nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội đối với đầu tư công". Các báo cáo tham luận của các nước đã tập trung nêu rõ thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội mỗi nước; đi sâu phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan của các mặt được, chưa được trong hoạt động giám sát đầu tư công; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách đến tổ chức thực hiện việc giám sát và quản lý đầu tư công.
Tham luận “Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội Việt Nam đối với đầu tư công” do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn trình bày đã thu hút sự chú ý của các đại biểu.
Tham luận nêu rõ hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam đối với lĩnh vực đầu tư công đã được triển khai thông qua nhiều hình thức đa dạng như giám sát chuyên đề, thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, tổ chức các phiên chất vấn, giải trình...
Nội dung giám sát trong lĩnh vực đầu tư công tập trung vào những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong cử tri dư luận xã hội như việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, việc phân bổ, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; giám sát về quản lý đầu tư các dự án xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao (BT); giám sát về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; hiệu quả các dự án sử dụng vốn đầu tư công...
Tham luận cũng nhấn mạnh Ủy ban Tài chính-Ngân sách đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đổi mới căn bản phương thức cân đối, phân bổ vốn đầu tư công, chuyển cân đối nguồn lực đầu tư công từ ngắn hạn hằng năm sang trung hạn 5 năm, bảo đảm tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, khắc phục tính dàn trải và nâng cao được hiệu quả đầu tư công; đồng thời tạo căn cứ pháp lý quan trọng để Quốc hội giám sát đối với quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến công tác giám sát trong lĩnh vực đầu tư công, và nhận được giải đáp, trao đổi kinh nghiệm từ các đoàn dự hội thảo.
Theo chương trình làm việc, trong 2 ngày hội nghị, ngoài phiên thảo luận trên còn có 3 phiên thảo luận khác với các chủ đề: Quản lý tốt là chìa khóa cho quản lý ngân sách và đầu tư công; Chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ vai trò của Kiểm toán nhà nước; Đánh giá kết quả hội thảo lần thứ 6 tại Đà Nẵng và lập kế hoạch hợp tác trong tương lai.
Hội nghị kết thúc vào ngày 14-3./.
Hội nghị cũng là cơ hội để góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa bốn nước CLMV, góp phần bảo đảm giữ gìn an ninh hòa bình và ổn định của mỗi nước, khu vực và thế giới.
Sau phiên khai mạc, trưởng đoàn Việt Nam đã chủ trì phiên thảo luận đầu tiên với chủ đề “Nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội đối với đầu tư công". Các báo cáo tham luận của các nước đã tập trung nêu rõ thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội mỗi nước; đi sâu phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan của các mặt được, chưa được trong hoạt động giám sát đầu tư công; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách đến tổ chức thực hiện việc giám sát và quản lý đầu tư công.
Tham luận “Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội Việt Nam đối với đầu tư công” do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn trình bày đã thu hút sự chú ý của các đại biểu.
Tham luận nêu rõ hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam đối với lĩnh vực đầu tư công đã được triển khai thông qua nhiều hình thức đa dạng như giám sát chuyên đề, thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, tổ chức các phiên chất vấn, giải trình...
Nội dung giám sát trong lĩnh vực đầu tư công tập trung vào những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong cử tri dư luận xã hội như việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, việc phân bổ, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; giám sát về quản lý đầu tư các dự án xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao (BT); giám sát về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; hiệu quả các dự án sử dụng vốn đầu tư công...
Tham luận cũng nhấn mạnh Ủy ban Tài chính-Ngân sách đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đổi mới căn bản phương thức cân đối, phân bổ vốn đầu tư công, chuyển cân đối nguồn lực đầu tư công từ ngắn hạn hằng năm sang trung hạn 5 năm, bảo đảm tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, khắc phục tính dàn trải và nâng cao được hiệu quả đầu tư công; đồng thời tạo căn cứ pháp lý quan trọng để Quốc hội giám sát đối với quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin (ngồi giữa) chủ trì phiên khai mạc hội nghị |
Tại hội nghị, các đại biểu đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến công tác giám sát trong lĩnh vực đầu tư công, và nhận được giải đáp, trao đổi kinh nghiệm từ các đoàn dự hội thảo.
Theo chương trình làm việc, trong 2 ngày hội nghị, ngoài phiên thảo luận trên còn có 3 phiên thảo luận khác với các chủ đề: Quản lý tốt là chìa khóa cho quản lý ngân sách và đầu tư công; Chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ vai trò của Kiểm toán nhà nước; Đánh giá kết quả hội thảo lần thứ 6 tại Đà Nẵng và lập kế hoạch hợp tác trong tương lai.
Hội nghị kết thúc vào ngày 14-3./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 06-3 đến ngày 12-3-2017)  (13/03/2017)
Điện Biên cần phát huy thế mạnh, liên kết để phát triển du lịch  (13/03/2017)
Cựu chiến binh Mỹ mong hỗ trợ khắc phục hậu quả chất độc da cam  (13/03/2017)
Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ tại chùa Từ Ân Berlin  (13/03/2017)
Ra mắt chuyên trang cung cấp thông tin liệt sỹ và mộ liệt sỹ  (13/03/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 06-3 đến 12-3-2017)  (13/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay