Hong Kong tiếp tục được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
Trong khi đó, Singapore tiếp tục đứng thứ hai với 88,6 điểm, tăng 0,8 điểm so với năm ngoái. Xếp sau đó lần lượt là New Zealand, Thụy Sĩ và Australia.
Trong số 12 yếu tố đánh giá mà báo cáo nêu ra, Hong Kong đã có 8 yếu tố giành được thành tích tốt với 90 điểm trở lên, đồng thời được giành được vị trí số 1 thế giới về các khía cạnh “tài chính lành mạnh,” “tự do thương mại” và “tự do tài chính” trong cuộc bình chọn của Heritage Foundation đối với 180 nền kinh tế trên toàn cầu, trong đó chỉ số “tài chính lành mạnh” giành được điểm tối đa (100/100 điểm).
Báo cáo của Heritage Foundation khen ngợi Hong Kong đã chứng tỏ khả năng thích ứng kinh tế ở mức cao, tiếp tục là một trong những trung tâm tài chính và thương mại có sức cạnh tranh nhất thế giới.
Báo cáo chỉ rõ pháp luật Hong Kong bảo đảm hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ tích cực việc quản lý theo pháp luật. Mức độ minh bạch cao cũng giúp mang lại tính toàn vẹn cho chính quyền Đặc khu.
Ngoài ra, chính sách quản lý hiệu quả và mở cửa thông thoáng của Hong Kong đã hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh doanh, tăng cường tương tác với Trung Quốc đại lục thông qua các mối liên kết tài chính và phi kinh tế khác.
Hong Kong vẫn là điểm trung chuyển chính về xuất nhập khẩu của Trung Quốc đại lục.
Chính quyền Đặc khu Hong Kong nhấn mạnh rằng nguyên tắc thị trường tự do là nền tảng để nền kinh tế Hong Kong phát triển thịnh vượng, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi những nguyên tắc này để duy trì sức cạnh tranh của Hong Kong.
Theo Người phát ngôn Chính quyền Đặc khu Hong Kong, mặc dù có những cải thiện tích cực như báo cáo của Heritage Foundation đã nêu nhưng chính quyền Đặc khu luôn nhận thức rõ cạnh tranh toàn cầu rất khốc liệt, nguyên tắc thị trường tự do là nền tảng để nền kinh tế Hong Kong phát triển thịnh vượng, chính quyền Đặc khu sẽ tiếp tục theo đuổi những nguyên tắc này để duy trì sức cạnh tranh của Hong Kong.
Vụ trưởng Tài chính Hong Kong, ông Trần Mậu Ba tuyên bố sẵn sàng duy trì nguyên tắc thị trường tự do, chính quyền Đặc khu cam kết sẽ đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, thương mại tự do và cởi mở, chế độ thuế thấp và đơn giản, quản lý theo pháp luật và tư pháp độc lập.
Ông cho biết chính quyền Đặc khu cũng sẽ tiếp tục tăng cường cơ sở hạ tầng tài chính, đồng thời thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ với các đối tác thương mại chính nhằm củng cố và phát huy thế mạnh hàng đầu là thành phố quốc tế của Hong Kong.
Trong số các nền kinh tế còn lại, Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng năm nay, Mỹ đứng thứ 17, Macao đứng thứ 32.
Trong khi đó, Trung Quốc đại lục chỉ đứng thứ 111, vẫn là nền kinh tế “đa phần không tự do (Mostly unfree)" với 57,4 điểm, tăng 5,4 điểm so với năm ngoái.
Theo Heritage Foundation, mức nợ của Trung Quốc đã làm tăng rủi ro về lâu dài.
Ngoài ra, trong ba năm kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền đến nay, cải cách kinh tế của Trung Quốc chưa có dấu hiệu tiến triển nổi bật, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang kiểm soát nền kinh tế.
Đây là lần thứ 23 liên tiếp Hong Kong được Heritage Foundation của Mỹ bình chọn là nền kinh tế tự do số 1 thế giới./.
Bà Park Geun-hye đề nghị lùi ngày tổ chức phiên xem xét vụ luận tội  (19/02/2017)
Bà Park Geun-hye đề nghị lùi ngày tổ chức phiên xem xét vụ luận tội  (19/02/2017)
Hội thảo quốc tế “Văn hóa với du lịch trong thế giới hội nhập”  (19/02/2017)
Hội thảo quốc tế “Văn hóa với du lịch trong thế giới hội nhập”  (19/02/2017)
Lệnh ngừng bắn tại Donbass sẽ được thực thi từ ngày 20-02  (19/02/2017)
Ngoại trưởng Nga Lavrov công bố lệnh ngừng bắn tại Ukraine  (19/02/2017)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam