Thủ tướng tiếp Đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
Chiều 23-01, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) do Chủ tịch JCCI Akio Mimura dẫn đầu đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng đoàn JCCI do Chủ tịch Akio Mimura dẫn đầu sang thăm Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển hết sức tốt đẹp.
Nhật Bản hiện là một trong những nước dần đầu về đầu tư trực tiếp, trao đổi thương mại, viện trợ ODA cho Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng bởi các tập đoàn Nhật Bản như Itochu, Marubeni, IHI… đang làm ăn rất thành công tại Việt Nam và cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe kiến nghị của các doanh nghiệp Nhật Bản và sẽ họp bàn để giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Khẳng định, Việt Nam mong muốn duy trì quan hệ chính trị tốt đẹp với Nhật Bản, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam mong muốn Nhật Bản trong thời gian sớm nhất, sẽ vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, vươn lên vào nhóm đầu ASEAN.
Thủ tướng nhấn mạnh, sinh viên Việt Nam đang nghiên cứu, học tập rất nhiều ở Nhật Bản và có thành tích tốt, đây là lực lượng lao động tốt của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như đóng góp vào phát triển quan hệ hai nước.
Việt Nam cũng hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản trở thành nhà đầu tư chiến lược trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Về phần mình, Chủ tịch JCCI A.Mimura bày tỏ niềm vinh dự được Thủ tướng tiếp; cảm ơn sự hợp tác tốt đẹp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Ông cho biết, Đoàn công tác JCCI lần này có 70 người đại diện cho các doanh nghiệp hàng đầu ở Nhật Bản, cho thấy sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam.
Vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước, gắn bó chặt chẽ trên nhiều mặt, ông A.Mimura khẳng định, giới doanh nghiệp hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, nhất là về các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp…
Giới doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là thị trường hấp dẫn về cơ hội đầu tư, thương mại và kỳ vọng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam.
Cũng tại buổi tiếp, các thành viên JCCI đã kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tăng cường kết nối doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy giao lưu thương mại song phương./.
Hỗ trợ gần 1.700 tấn gạo cho nhân dân 2 tỉnh Quảng Bình, Sóc Trăng  (23/01/2017)
Thủ tướng tiếp Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc  (23/01/2017)
Chủ tịch nước thăm và chúc Tết lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh  (23/01/2017)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng  (23/01/2017)
Phó Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ tai nạn máy bay tại Brazil  (23/01/2017)
Tổng Bí thư tiếp Trưởng cơ quan đại diện Ngoại giao các nước ASEAN  (23/01/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay